Tập đoàn Gazprom đã nộp đơn lên Tòa Trọng tài Stockholm với yêu cầu tăng giá khí đốt bán cho Ba Lan. Đơn kiện chống lại công ty dầu khí nhà nước PGNiG để sửa đổi các điều khoản của hợp đồng Yamal.
Trước đó, công ty Nga đã gửi yêu cầu tới PGNiG để điều chỉnh giá khí đốt từ ngày 1/11/2017. Theo các thỏa thuận, 3 năm sau, Gazprom Export lại có quyền yêu cầu sửa đổi giá kể từ ngày 1/11/2020. Phía Nga đã căn cứ vào điều khoản này để tiến hành vụ kiện.
Ba Lan đã nhận được yêu cầu bồi thường vào ngày 14/1/2022 từ đại diện của Gazprom PJSC và Gazprom Export LLC. Ngược lại, phía Nga kỳ vọng rằng giá hợp đồng sẽ được tăng hồi tố, cụ thể là một phần trong đơn xin sửa đổi của Gazprom vào ngày 8/12/2017 và ngày 9/11/2020.
Việc sử dụng tòa án ở Thụy Điển để đàm phán hoặc thương lượng lại các điều khoản kinh doanh, bao gồm cả trong ngành năng lượng là điều hoàn toàn bình thường đối với các công ty lớn.
"Thông thường những vấn đề như vậy được giải quyết ở London và Stockholm. Trong trường hợp khác, khó khăn phát sinh do quyền hạn, nhưng Gazprom luôn sử dụng công cụ có sẵn”, ông Stanislav Mitrakhovich - giảng viên Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga nhận xét về tình hình hiện tại.
Chủ tịch Hội đồng quản trị PGNIG - ông Pavel Mayevsky cho rằng “yêu cầu tăng giá theo hợp đồng, có trong hồ sơ chào mua của Gazprom là hoàn toàn không có cơ sở” và công ty sẵn sàng “chứng minh điều đó trước tòa án trọng tài”.
Hợp đồng Yamal quy định việc tổ chức cung cấp khí đốt hàng năm cho Ba Lan với khối lượng lên đến 10 tỷ mét khối. Đồng thời theo quy tắc “lấy và trả” được quy định trong hợp đồng, Warsaw có nghĩa vụ lựa chọn ít nhất 8,7 tỷ mét khối khí mỗi năm. Thỏa thuận hết hạn vào cuối năm 2022.
Việc công ty Nga kháng cáo lên tòa án có thể coi là phản ứng trước hành động từ phía Ba Lan vào năm 2021, khi PGNiG đệ đơn xin giảm giá khí đốt theo thỏa thuận ký kết với Gazprom. Đây không phải lần đầu tiên Warsaw cố giành được ưu đãi từ Moskva theo một kế hoạch như vậy.
Công ty dầu khí của Ba Lan đã yêu cầu giảm giá vào các năm 2011, 2015, 2020, và họ thậm chí đã đạt được sự thay đổi trong công thức giá của hợp đồng vào tháng 3 năm ngoái.
Kết quả là Tòa trọng tài Stockholm đã yêu cầu Gazprom trả lại khoảng 1,5 tỷ USD cho công ty Ba Lan. Tập đoàn Nga mặc dù đã gửi tiền nhưng hứa sẽ kháng cáo quyết định nói trên.
“Ba Lan đã nói nhiều năm về việc giảm thiểu nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và về ý định ngừng hợp tác với Moskva trong lĩnh vực năng lượng. Nhưng Gazprom vẫn là nhà cung cấp khí đốt chính cho Warsaw đến tận bây giờ".
"Khối lượng nhiên liệu xanh chảy qua lãnh thổ Ba Lan đã giảm do đường ống Yamal - Europe không hoạt động hết công suất trong vài tuần. Điều này là do sự miễn cưỡng của các công ty phương Tây trong việc đấu thầu mua thêm khối lượng khí đốt với giá cực kỳ cao", ông Mitrakhovich nói.
Công thức giá do phía Ba Lan tìm kiếm đã dẫn đến việc Gazprom thu thêm tiền từ Ba Lan để trang trải khoản bồi thường mà công ty Nga phải trả cho PGNiG vào năm 2021
Ba Lan đã lựa chọn hình phạt của riêng mình bằng hình thức từ chối gia hạn hợp đồng dài hạn với Gazprom để vận chuyển sau năm 2021, tờ Econimis Today cho hay và dự đoán Warsaw sẽ khó kiếm tiền hơn nhiều khi quá cảnh qua Yamal - Europe trong tình hình hiện nay.
Bây giờ PGNiG tự tin một lần nữa rằng "sự gia tăng chưa từng có về giá khí đốt tự nhiên trên thị trường bán buôn châu Âu" và "tình huống khẩn cấp dẫn đến việc sửa đổi điều kiện giá", ông Pavel Mayevsky chắc chắn rằng có những cơ hội để giảm giá nhiên liệu.
Trong tương lai, Warsaw sẽ phải đối mặt với việc trả tiền bồi thường cho phía Nga đối với lượng khí đốt tiêu thụ từ nhiều năm trước đó. Chuyên gia Stanislav Mitrakhovich tin rằng Gazprom có mọi cơ hội để đạt được phán quyết tích cực của Tòa trọng tài Stockholm.
Việt Dũng