Xót xa loạt cây xà cừ cổ thụ bị bê tông hóa trên các tuyến phố ở Hà Nội

Cây xanh bóng mát ở các tuyến phố Hà Nội phong phú và đa dạng về chủng loài. Trong đó có những loài được coi là đặc trưng của Hà Nội với số lượng lớn như: xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng, sấu, sao đen… làm nên đặc trưng cho từng tuyến phố như hàng cây sao đen ở phố Lò Đúc, xà cừ ở phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ... Thế nhưng trên nhiều tuyến phố, cây cổ thụ vẫn bị bức tử chết mòn.

Hệ thống cây xanh thành phố Hà Nội bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng. Theo số liệu quản lý của Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội trên các tuyến đường phố thuộc địa bàn 12 quận nội thành và 17 huyện, thị xã Sơn Tây khoảng 194.000 cây bóng mát...

Hệ thống cây xanh thành phố Hà Nội bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng. Theo số liệu quản lý của Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội trên các tuyến đường phố thuộc địa bàn 12 quận nội thành và 17 huyện, thị xã Sơn Tây khoảng 194.000 cây bóng mát...

Qua thống kê sơ bộ, trên địa bàn 12 quận có hơn 8.000 cây cổ thụ (có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây) gồm các loài chủ yếu như: Bàng, bằng lăng, chẹo, đa, lan, lát hoa, lim xẹt (muồng thẫm), long não, muồng đen, hoa sữa, sao đen, sấu, sưa, xà cừ, phượng vĩ. Một số cây bước sang tuổi già cỗi, có biểu hiện sinh trưởng kém. Cây bắt đầu bị sâu mục thân, gốc, thối rễ...

Qua thống kê sơ bộ, trên địa bàn 12 quận có hơn 8.000 cây cổ thụ (có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây) gồm các loài chủ yếu như: Bàng, bằng lăng, chẹo, đa, lan, lát hoa, lim xẹt (muồng thẫm), long não, muồng đen, hoa sữa, sao đen, sấu, sưa, xà cừ, phượng vĩ. Một số cây bước sang tuổi già cỗi, có biểu hiện sinh trưởng kém. Cây bắt đầu bị sâu mục thân, gốc, thối rễ...

Bên cạnh đó, nhiều cây xanh "vô tình" bị bức tử. (Trong ảnh: Cây xà cừ thân gốc có đường kính 2 người lớn ôm trước cửa số nhà 24-26 phố Huế hơn 1 năm qua không có biểu hiện sinh trưởng, thân khô, cành trơ trụi lá) nhưng vẫn chưa được đánh chuyển thay thế kịp thời, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân vào mùa mưa bão.

Bên cạnh đó, nhiều cây xanh "vô tình" bị bức tử. (Trong ảnh: Cây xà cừ thân gốc có đường kính 2 người lớn ôm trước cửa số nhà 24-26 phố Huế hơn 1 năm qua không có biểu hiện sinh trưởng, thân khô, cành trơ trụi lá) nhưng vẫn chưa được đánh chuyển thay thế kịp thời, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân vào mùa mưa bão.

Ghi nhận của phóng viên, tại tuyến phố Lý Nam Đế hai bên vỉa hè là những hàng cây xà cừ có đường kính thân trên 50cm, cành lá rợp bóng mát.

Ghi nhận của phóng viên, tại tuyến phố Lý Nam Đế hai bên vỉa hè là những hàng cây xà cừ có đường kính thân trên 50cm, cành lá rợp bóng mát.

Thế nhưng có những thân cây đang sinh trưởng tốt bỗng rụng lá chết khô.

Thế nhưng có những thân cây đang sinh trưởng tốt bỗng rụng lá chết khô.

Đáng chú ý trên tuyến phố này nhiều cây xà cừ cổ thụ bị bức tử bởi những mảng vữa bê tông xung quanh gốc.

Đáng chú ý trên tuyến phố này nhiều cây xà cừ cổ thụ bị bức tử bởi những mảng vữa bê tông xung quanh gốc.

Một gốc cây bị bịt kín xi măng.

Một gốc cây bị bịt kín xi măng.

Tương tự dọc tuyến phố Đê La Thành có hàng loạt cây xà cừ đường kính lớn quanh gốc bị bê tông hóa.

Tương tự dọc tuyến phố Đê La Thành có hàng loạt cây xà cừ đường kính lớn quanh gốc bị bê tông hóa.

Cây bị đổ bê tông dầy quanh gốc.

Cây bị đổ bê tông dầy quanh gốc.

Thậm chí lát gạch kín xung quanh.

Thậm chí lát gạch kín xung quanh.

Không chỉ với những cây cổ thụ, nhiều cây xanh nhỏ đứng trước cửa nhà dân cũng bị phá hoại với mục đích làm cây chết để có mặt bằng kinh doanh trước cửa nhà,

Không chỉ với những cây cổ thụ, nhiều cây xanh nhỏ đứng trước cửa nhà dân cũng bị phá hoại với mục đích làm cây chết để có mặt bằng kinh doanh trước cửa nhà,

Để bảo vệ cây xanh đô thị cần giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các phường, công an, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hành vi phạm cây xanh đô thị. Ngoài việc bồi thường để trồng lại cây mới thay thế cây chết do bị phá hoại, cây chặt trộm đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi xâm hại nghiêm trọng và thường xuyên đến cây xanh.

Để bảo vệ cây xanh đô thị cần giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các phường, công an, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hành vi phạm cây xanh đô thị. Ngoài việc bồi thường để trồng lại cây mới thay thế cây chết do bị phá hoại, cây chặt trộm đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi xâm hại nghiêm trọng và thường xuyên đến cây xanh.

Đ. Hưng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/xot-xa-loat-cay-xa-cu-co-thu-bi-be-tong-hoa-tren-cac-tuyen-pho-o-ha-noi-post1115398.vov