Xúc động lễ giỗ các anh hùng liệt sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Đây là năm thứ 2 Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối vũ trang biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định tổ chức lễ giỗ các Anh hùng Liệt sĩ lực lượng vũ trang Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Lễ dâng hương hoa tưởng nhớ và làm giỗ chung cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vào sáng 3/2/2025.

Lễ dâng hương hoa tưởng nhớ và làm giỗ chung cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vào sáng 3/2/2025.

Chương trình được tổ chức tại địa chỉ Di tích Garage "Biệt động Sài Gòn" – số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám Q.10.

Chương trình được tổ chức tại địa chỉ Di tích Garage "Biệt động Sài Gòn" – số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám Q.10.

Từ hơn nửa thế kỷ trước, nơi đây là Garage Tự Lực, nơi sửa xe, phục vụ hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng Biệt động SG - GĐ.

Từ hơn nửa thế kỷ trước, nơi đây là Garage Tự Lực, nơi sửa xe, phục vụ hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng Biệt động SG - GĐ.

Ông Nguyễn Văn Thân (Bí danh Mười Thân) cựu cán bộ quân báo hoạt động trong hàng ngũ địch vui mừng gặp lại người quen và đồng đội cũ.

Ông Nguyễn Văn Thân (Bí danh Mười Thân) cựu cán bộ quân báo hoạt động trong hàng ngũ địch vui mừng gặp lại người quen và đồng đội cũ.

Về dự lễ giỗ gồm đông đảo cựu chiến binh là các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định năm xưa cùng thân nhân các liệt sĩ.

Về dự lễ giỗ gồm đông đảo cựu chiến binh là các chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định năm xưa cùng thân nhân các liệt sĩ.

Thành kính dân nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Thành kính dân nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Đại diện lãnh đạo QK 7, Bộ Tư lệnh TP.HCM, CLB và các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Đại diện lãnh đạo QK 7, Bộ Tư lệnh TP.HCM, CLB và các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Sáng 3/2/2025 nhằm Mùng 6 tết Ất Tỵ, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM - khối Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định, các anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh và người thân, con cháu của chiến sĩ biệt động cùng nhau quây quần về căn nhà số 499/20 đường Cách Mạng Tháng Tám Q.10 làm lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và đám giỗ chung cho các anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến và cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Trong chiến dịch Mậu Thân nhiều đồng chí đã hy sinh, đến nay một số chiến sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt, ông Phan Xuân Biên xúc động chia sẻ.

Trong chiến dịch Mậu Thân nhiều đồng chí đã hy sinh, đến nay một số chiến sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt, ông Phan Xuân Biên xúc động chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Xuân Biên đã ôn lại truyền thống của lực lượng Biệt động SG – GĐ. Hàng năm vào ngày Mùng 6 tết, gia đình, con cháu của nhiều thế hệ lực lượng Biệt động SG - GĐ cùng tề tựu về ngôi nhà chung, thành kính dâng hương, dâng hoa và làm giỗ tưởng nhớ đến các chiến sĩ Biệt động Thành đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Lễ dâng hương, giỗ các Anh hùng liệt sĩ Biệt động SG - GĐ là ước nguyện của Đại tá Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu) - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), Chỉ huy trưởng Biệt động Thành và gia đình thân nhân các liệt sĩ. Đó như một lời nhắc nhở các đồng đội còn sống và các thế hệ con cháu không được quên những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ông Phan Xuân Biên nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quốc Độ, Phó Chủ nhiệm CLB thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn.

Ông Nguyễn Quốc Độ, Phó Chủ nhiệm CLB thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn.

Thay mặt Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM - khối Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định và BTC Lễ Dâng Hương AH - LS Biệt Động Sài Gòn, ông Nguyễn Quốc Độ bày tỏ lòng biêt ơn, sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP.HCM qua các thời kỳ đã có mặt trong Lễ Dâng Hương thường niên này; thể hiện đạo lý “Uống nước - nhớ nguồn của dân tộc, thể hiện sự quan tâm sâu sắc và lòng biết ơn, tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn, đã góp phần tô đậm thêm trang sử vàng truyền thống đấu tranh chông giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước nói chung, thành phố Sài Gòn - Gia Định, nay là TP.HCM nói riêng.

Cũng trong sáng cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP, Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Cũng trong sáng cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP, Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Đây là công trình tiêu biểu - biểu tượng của lực lượng vũ trang biệt động Sài Gòn - Gia Định, nhân dịp đất nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đây là công trình tiêu biểu - biểu tượng của lực lượng vũ trang biệt động Sài Gòn - Gia Định, nhân dịp đất nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Buổi Lễ khởi công xây dựng Bia tưởng niệm Liệt sĩ Biệt động Sài Gòn tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của lãnh đạo các cấp.

Buổi Lễ khởi công xây dựng Bia tưởng niệm Liệt sĩ Biệt động Sài Gòn tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của lãnh đạo các cấp.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Rậm, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM phát biểu tại buổi Lễ.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Rậm, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh TP.HCM phát biểu tại buổi Lễ.

“Việc xây dựng Bia Tưởng niệm Biệt động Sài Gòn tại Nghĩa trang Liệt sĩ vừa để ghi lại những mốc son lịch sử của lực lượng vũ trang (LLVT) thành phố; vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bồi dưỡng niềm tin, tình cảm giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ thấy được giá trị lịch sử, những chặng đường vẻ vang, vinh dự, tự hào; từ đó ra sức phấn đấu, cống hiến xây dựng LLVT thành phố vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; xứng đáng là đơn vị 3 lần Anh hùng LLVTND…”, Thiếu tướng Phạm Văn Rậm nhấn mạnh.

Lê Hoàng

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/xuc-dong-le-gio-cac-anh-hung-liet-si-biet-dong-sai-gon-gia-dinh-c2a90813.html