10 nguyên nhân khiến hơi thở nặng nề, thở khó nhọc nghiêm trọng

Thở nặng nề, thở khó nhọc được hiểu là tình trạng khó thở kèm theo nặng ngực, cảm giác ngột ngạt như thiếu không khí để thở hay khó khăn khi thở sâu khi nghỉ ngơi hoặc vận động.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thở nặng nề, thở khó nhọc là bệnh gì sẽ được bác sĩ chẩn đoán phụ thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Điều trị tình trạng thở nặng nề ở mỗi người sẽ có sự khác biệt.

Ngoài khó khăn khi thở, cảm giác khó thở kèm theo nặng ngực, ngột ngạt như thiếu không khí để thở hay khó khăn khi thở sâu khi nghỉ ngơi hoặc vận động thì các triệu chứng khác có thể kèm theo gồm: Mệt mỏi, ủ rũ, thở khò khè, thở nông, tim đập nhanh, tức ngực, nặng ngực, buồn nôn và nôn mửa, ho,...

1. Nguyên nhân khiến hơi thở nặng nề, thở khó nhọc

Theo Healthline, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến một người bị thở nặng nề, khó nhọc khi thở. Lưu ý, các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay cho chẩn đoán từ bác sĩ:

- Tăng thân nhiệt quá mức

Khi cơ thể quá nóng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi cần cung cấp nhiều oxy hơn và khi đó sẽ xuất hiện tình trạng thở mạnh hơn để hấp thụ nhiều oxy hơn đồng thời quá trình này cũng giúp cơ thể giải phóng nhiệt và hạ thân nhiệt xuống. Tăng thân nhiệt quá mức có thể gặp sau khi vận động thể chất hoặc dưới tác động của môi trường, thời tiết cực kỳ nóng bức và ngột ngạt.

Tăng thân nhiệt quá mức có thể gặp sau khi vận động thể chất hoặc dưới tác động của môi trường, thời tiết cực kỳ nóng bức và ngột ngạt (Ảnh: ST)

Tăng thân nhiệt quá mức có thể gặp sau khi vận động thể chất hoặc dưới tác động của môi trường, thời tiết cực kỳ nóng bức và ngột ngạt (Ảnh: ST)

Trong các tình huống này, miễn là các triệu chứng thở nặng nề và khó nhọc biến mất sau vài lần hít thở sâu, thư giãn và di chuyển tới nơi râm mát thì không có gì đáng lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như các chuỗi hành động này không giúp tình hình trở nên tốt hơn mà còn tệ hơn, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, lú lẫn, mất phương hướng thậm chí ngất xỉu thì cần tìm tới chăm sóc y tế khẩn cấp để được giúp đỡ.

- Nhiễm trùng đường hô hấp

Sốt có thể gặp khi cơ thể có các nhiễm trùng chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,... Thường thì tình trạng thở kém sẽ thuyên giảm và biến mất trong vài ngày mà không cần điều trị y tế nếu chỉ là các nhiễm trùng nhẹ, thay vào đó là nghỉ ngơi, uống đủ nước, nằm kê cao gối, vệ sinh mũi họng thường xuyên, các loại thuốc không kê đơn,...

Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh. Hoặc bạn cần nhanh chóng thăm khám nếu quan sát thấy hiện tượng thở rút lõm lồng ngực, thở khò khè, lừ đừ, chán ăn bỏ bú ở trẻ, khó đánh thức,...

- Tình trạng tim mạch

Các nguyên nhân về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở nặng nề là bệnh gì, đặc biệt là khi bạn đã bị thở khó nhọc trong nhiều ngày gần đây. Điều này được giải thích là do tim không thể thực hiện chức năng bơm máu bình thường tới các cơ quan trong cơ thể, lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách kích hoạt nhịp thở tăng lên nhanh và mạnh hơn để có thể "lấy" đủ oxy đưa vào và phân phối đi.

Trong đó, bệnh suy tim là một ví dụ điển hình. Có nhiều yếu tố và các tình trạng bệnh lý có thể gây ra suy tim, bao gồm: Huyết khối phổi, cao huyết áp nghiêm trọng, một cơn đau tim, nhiễm trùng tim, thiếu máu nghiêm trọng, mang thai, cường giáp hoặc suy giáp, nhiễm trùng máu, bị sốc do mất nước hoặc mất máu, nhịp tim bất thường, tổn thương tim do nghiện rượu hoặc chất kích thích, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tăng áp động mạch phổi, các chất bất thường xâm nhập vào cơ tim (bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh u hạt, bệnh amyloidosis), dị dạng động tĩnh mạch não.

Người có tiền sử mắc bệnh tim nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp phải tình trạng thở nặng nề (Ảnh: ST)

Người có tiền sử mắc bệnh tim nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp phải tình trạng thở nặng nề (Ảnh: ST)

Do vậy, những người có tiền sử mắc bệnh tim nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu như tình trạng hơi thở nặng nề, thở khó nhọc, nặng ngực kéo dài. Đặc biệt là người có các yếu tố mắc bệnh tim mạch như có thói quen hút thuốc, béo phì, bị huyết áp cao, cholesterol cao.

- Tình trạng phổi

Lá phổi và trái tim của chúng ta đều hoạt động cùng nhau, mục đích cung cấp máu giàu oxy cho các cơ quan. Do vậy, nếu như phổi gặp phải vấn đề thì bạn cũng có thể bị thở nặng nề, thở khó nhọc. Nếu như tình trạng thở nghiêm trọng và tệ hơn trong thời gian ngắn, sự chăm sóc y tế là cần thiết, nhất là nếu kèm các triệu chứng gồm: Nhịp tim nhanh, lú lẫn, yếu ớt.

Các nguyên nhân tại phổi có thể gây khó khăn với việc thở bao gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thuyên tắc phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng phổi. Các bệnh lý này cần được điều trị toàn diện và đánh giá liên tục. Trong trường hợp chức năng phổi bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh có thể cần hỗ trợ thở với máy thở.

- Tắc nghẽn hệ hô hấp

Xảy ra khi có dị vật cản trở khả năng hít thở không khí một cách bình thường của cơ thể, khiến cho việc thở bình thường trở nên khó khăn và nặng nhọc hơn. Đường thở ở đây có thể chỉ là thực quản nhưng cũng có thể là dị vật trong phổi.

Các triệu chứng khác đi kèm chẳng hạn như: Thở khò khè, sốt, cảm giác vướng và nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, chóng mặt.

Tùy vào từng nguyên nhân gây thở khó nhọc là bệnh gì mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khác nhau ở từng trường hợp (Ảnh: ST)

Tùy vào từng nguyên nhân gây thở khó nhọc là bệnh gì mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khác nhau ở từng trường hợp (Ảnh: ST)

- Mất nước

Đôi khi, mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng thay đổi tại đường hô hấp. Mất nước xảy ra khi cơ thể không nhận được đủ lượng chất lỏng cần thiết, đặc biệt là khi hoạt động ngoài trời nắng, vận động cường độ mạnh, uống nhiều đồ uống gây mất nước như cà phê và rượu hoặc các tình trạng bệnh lý như viêm dạ dày ruột, uống thuốc huyết áp,...

Khi thấy chóng mặt, khát nước dữ dội, vã mồ hôi,... hãy nhanh chóng uống nước, hít thở sâu và di chuyển tới nơi có nhiệt độ mát hơn trong khoảng 1 - 2 giờ. Trong trường hợp các triệu chứng không cải thiện, bạn có xu hướng trở nên lú lẫn, thân nhiệt tăng vọt,... thì cần nhanh chóng tìm kiếm trợ giúp y tế, trong đó, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai có dấu hiệu mất nước cần được kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức.

- Rối loạn lo âu

Đây là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, khi rối loạn trở nên nghiêm trọng, xu hướng hơi thở dần có xu hướng nặng nề hơn kèm theo hoảng loạn, khó thở, nhịp tim nhanh, hoảng sợ như cái chết sắp xảy ra, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Lúc này, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm một khu vực yên tĩnh, hít thở chậm sâu khoảng 10 lần bằng bụng tới khi các triệu chứng được cải thiện.

- Sốc phản vệ do dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân vô hại. Khi hệ miễn dịch phản ứng, chúng sẽ giải phóng các histamine và gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt, nổi mề đay hoặc phát ban. Nhưng nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn tới sốc phản vệ, đây là một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp.

Sốc phản vệ khiến bạn gặp khó khăn để thở do đường thở sưng phù, cơ thể cố hít thở mạnh để lấy oxy vào kèm theo mạch đập thấp, nhịp tim nhanh thậm chí mất ý thức.

- Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm xảy ra ở các ống phế quản. Khi cơn hen suyễn bùng phát, người bệnh có thể gặp khó khăn khi thở gây ra tình trạng thở nặng nề, thở khó nhọc, thở hụt hơi, căng tức ngực, hoảng loạn và chóng mặt.

Bệnh hen suyễn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân có thể kích hoạt một cơn hen suyễn bùng phát, chẳng hạn như căng thẳng, vận động gắng sức, các chất gây dị ứng hoặc kích thích đường thở, ô nhiễm môi trường,...

Việc dùng thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp mở rộng đường thở khi cơn hen xảy ra hoặc dự phòng hiệu quả.

- Tập thể dục

Đôi khi, việc tập thể dục quá mức hoặc thở khi tập thể dục không đúng cách có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, đòi hỏi trái tim phải bơm máu nhiều hơn để cân bằng. Triệu chứng thường thấy là thở nặng hơn, nhịp tim nhanh hơn.

May mắn là việc nghỉ ngơi và hít thở lại đúng cách có thể giúp cải thiện hơi thở. Tuy nhiên, với người chỉ cần gắng sức nhẹ cũng gây thở dốc hoặc tình trạng khó thở kéo dài trên 10 phút sau khi tập thể dục thì tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

2. Thở nặng nề, thở khó nhọc khi nào cần khám bác sĩ?

Như đã nói, nếu như việc nghỉ ngơi, hít thở đúng cách, kiểm soát căng thẳng không thể giúp tình trạng thở nặng nề, khó khăn của bạn biến mất; hoặc tình trạng thở trở nên nặng nề hơn sau 1 - 2 tuần thì cần thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở nặng nề là bệnh gì.

Có một số triệu chứng cho thấy đây là tình huống cần chăm sóc cấp cứu y tế bao gồm: Khó thở, đau và căng tức ngực, đờm/ho có lẫn máu, sưng niêm mạc miệng và họng, chóng mặt hoặc ngất xỉu, lú lẫn, mất phương hướng, yếu ớt vô lực nghiêm trọng.

Tùy vào từng nguyên nhân gây thở khó nhọc là bệnh gì mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khác nhau ở từng trường hợp.

Nguồn: Healthline, Medical News Today

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/10-nguyen-nhan-khien-hoi-tho-nang-ne-tho-kho-nhoc-nghiem-trong-2025041617031602.htm