3 Đàn Xã Tắc trong lịch sử Việt Nam được đặt ở đâu?
Đàn Xã Tắc là một trong các loại đàn tế cổ, được các vị vua cho lập để tế Xã thần (Thần Đất) và Tắc thần (tức Thần Nông) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Các nhà sử học cho biết Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc.
1. Các Đàn Xã Tắc này được lập ở đâu?
Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa
Hà Nội, Ninh Bình, Huế
Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế
Chính xác
Theo các nhà sử học, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc. Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư, Ninh Bình. Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Thủ đô Hà Nội. Và, ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).
2. Cho tới nay, các nhà sử học đã tìm thấy dấu tích của bao nhiêu Đàn Xã Tắc?
1
2
3
Chính xác
Cho tới nay mới chỉ có Đàn Xã Tắc ở Hà Nội và Huế là được xác định vị trí.
Còn tại Ninh Bình, nhiều di tích cung điện và tường thành thế kỷ X tại Hoa Lư đã được phát hiện và khai quật trong đó có Đàn Kính Thiên hay Đàn Tế Trời nhưng chưa tìm ra dấu tích nơi đặt Đàn Xã Tắc.
Riêng ở khu vực cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư hiện vẫn còn di tích được dân gian cho rằng là nơi đặt Đàn Kính Thiên thời Đinh đó chính là di tích Đàn Tế Trời nằm nằm trên đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình.
Hiện ở trên đồi còn di tích đền Vua Đinh Tiên Hoàng và trong khu vực xã Sơn Lai lân cận còn tới 4 đền thờ Vua, đều gắn với các sự kiện liên quan đến hoạt động của Vua ở khu vực này. Năm 2018, Ninh Bình đã phục dựng kiến trúc Đàn Kính Thiên và Lễ tế thiên đã được diễn ra vào dịp lễ hội Hoa Lư.
3. Tại Huế, Đàn Xã Tắc được lập dưới triều vua nào?
Gia Long
Minh Mạng
Thiệu Trị
Chính xác
Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4/1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp.
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự).
Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc.
4. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048). Theo thời gian và những biến động của lịch sử, Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn. Di tích này được phát hiện trở lại vào năm nào?
2004
2005
2006
Chính xác
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên.
Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện tầng văn hóa Phùng Nguyên, là di chỉ thời đại đồ đồng đầu tiên được phát hiện trong nội thành Hà Nội.
Với những dày đặc tầng văn hóa của nhiều thời kỳ thuộc lịch sử Trung đại như vậy, ngày 7/12/2007, bộ VH-TT&DL đã xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia.
5. Hiện nay, lễ tế Xã Tắc được phục dựng và tổ chức hàng năm ở đâu?
Hà Nội
Huế
Ninh Bình
Chính xác
Khu di tích Đàn Xã Tắc nằm ở phía Tây Nam của Kinh thành Huế, cách Hoàng thành khoảng hơn 1km về phía Tây.
Trước đây, đàn được tổ chức tế lễ mỗi năm hai lần, vào mùa xuân và mùa thu, và lễ tế đàn Xã tắc được xếp vào hàng "đại tự", cách ba năm (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đích thân nhà vua đến làm lễ.
Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều từng tham dự lễ tế quan trọng này.
Bắt đầu từ năm 2008, lễ tế Xã Tắc được phục dựng và tổ chức lễ tế hàng năm. Việc phục dựng lễ tế Xã Tắc không chỉ bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống mà còn là sự tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, tôn vinh văn hóa truyền thống của Việt Nam.