4 di tích phải ghé thăm ở ngọn núi Sam huyền thoại

Nằm ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, núi Sam là ngọn núi thiêng nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Trên và quanh núi có rất nhiều chùa miếu, trong đó có bốn địa điểm đặc biệt mà khách thập phương không thể bỏ qua...

1. Tọa lạc ở phía Bắc chân núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ. Miếu có nguồn gốc từ cách đây khoảng 200 năm, khi một bức tượng được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam.

1. Tọa lạc ở phía Bắc chân núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ. Miếu có nguồn gốc từ cách đây khoảng 200 năm, khi một bức tượng được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam.

Ban đầu miếu được cất đơn sơ bằng tre lá, đến năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1976, miếu trải qua đợt tái thiết lớn theo thiết kế của các kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, Nguyễn Bá Lăng và có dáng vẻ như hiện nay.

Ban đầu miếu được cất đơn sơ bằng tre lá, đến năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1976, miếu trải qua đợt tái thiết lớn theo thiết kế của các kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, Nguyễn Bá Lăng và có dáng vẻ như hiện nay.

Về tổng thể, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...

Về tổng thể, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...

Chính điện của miếu là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ. Theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, bức tượng này thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), có niên đại vào cuối thế kỷ 6, có thể đã được tạo tác bởi các cư dân thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Chính điện của miếu là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ. Theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, bức tượng này thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), có niên đại vào cuối thế kỷ 6, có thể đã được tạo tác bởi các cư dân thuộc nền văn hóa Óc Eo.

2. Nằm trên sườn phía Tây của núi Sam, chùa Phước Điền hay chùa Hang An Giang là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840–1850, gắn với một giai thoại huyền bí được người dân địa phương lưu truyền.

2. Nằm trên sườn phía Tây của núi Sam, chùa Phước Điền hay chùa Hang An Giang là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840–1850, gắn với một giai thoại huyền bí được người dân địa phương lưu truyền.

Theo đó, vào thế kỷ 19, một nữ Phật tử tên là Lê Thị Thơ lên núi lập am tu khi còn rất trẻ. Kề bên am tu có một hang sâu, là nơi cu ngụ của đôi mãng xà to lớn dị thường. Khi nghe tiếng đọc kinh, chúng thường đến nằm im lắng nghe...

Theo đó, vào thế kỷ 19, một nữ Phật tử tên là Lê Thị Thơ lên núi lập am tu khi còn rất trẻ. Kề bên am tu có một hang sâu, là nơi cu ngụ của đôi mãng xà to lớn dị thường. Khi nghe tiếng đọc kinh, chúng thường đến nằm im lắng nghe...

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, và hiện tại vẫn trong quá trình xây dựng hoàn thiện. Từ sân chùa Phước Điền, khách thập phương có thể ngắm nhìn bức tranh phong cảnh hấp dẫn của vùng đất Châu Đốc.

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, và hiện tại vẫn trong quá trình xây dựng hoàn thiện. Từ sân chùa Phước Điền, khách thập phương có thể ngắm nhìn bức tranh phong cảnh hấp dẫn của vùng đất Châu Đốc.

Bên trong chùa có hai hang núi, trong đó có một hang gắn với câu chuyện về cặp mãng xà quy y Phật pháp. Cả hai hang này đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ Phật.

Bên trong chùa có hai hang núi, trong đó có một hang gắn với câu chuyện về cặp mãng xà quy y Phật pháp. Cả hai hang này đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ Phật.

3. Nằm cách miếu Bà Chúa Xứ không xa, chùa Tây An được du khách gần xa biết đến với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ - vùng đất được người Việt xưa gọi là xứ Tây Phương - và kiến trúc cổ dân tộc Việt.

3. Nằm cách miếu Bà Chúa Xứ không xa, chùa Tây An được du khách gần xa biết đến với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ - vùng đất được người Việt xưa gọi là xứ Tây Phương - và kiến trúc cổ dân tộc Việt.

Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ.

Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ.

Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ. Chân cột, đầu cột, phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng được tạo hình giống với phong cách đặc trưng của xứ cà ri.

Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ. Chân cột, đầu cột, phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng được tạo hình giống với phong cách đặc trưng của xứ cà ri.

Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

4. Tựa vào chân núi Sam, đối diện miếu Bà Chúa Xứ, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất Tây Nam Bộ.

4. Tựa vào chân núi Sam, đối diện miếu Bà Chúa Xứ, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất Tây Nam Bộ.

Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt.

Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt.

Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Sau ba ngôi mộ, theo bậc thang lên cao là đền thờ Thoại Ngọc Hầu.

Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Sau ba ngôi mộ, theo bậc thang lên cao là đền thờ Thoại Ngọc Hầu.

Ngoài ra, trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có trên 50 ngôi mộ vô danh. Đa số là hài cốt nằm dưới mộ là của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được tướng Thoại Ngọc Hầu cho quy tập về.

Ngoài ra, trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có trên 50 ngôi mộ vô danh. Đa số là hài cốt nằm dưới mộ là của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được tướng Thoại Ngọc Hầu cho quy tập về.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/4-di-tich-phai-ghe-tham-o-ngon-nui-sam-huyen-thoai-1996110.html