5 tư thế yoga giúp trẻ năng động, rời xa màn hình điện thoại trong kỳ nghỉ hè

Với những động tác, tư thế dễ thực hiện, yoga trở thành một hoạt động thú vị, giúp trẻ năng động, khỏe khoắn hơn và rời xa màn hình điện thoại, tivi khi được nghỉ hè.

1. Lợi ích của yoga đối với trẻ em

1.1 Giúp con cái gắn kết hơn với cha mẹ

Khi tập các động tác, tư thế yoga với con, cha mẹ và con cái có sự hợp tác, thấu hiểu nhau hơn khi cùng trải qua những cảm nhận giống nhau.

Hơn nữa, sự khích lệ, khuyến khích của cha mẹ với trẻ không chỉ giúp trẻ hăng hái, thích thú hơn với những hoạt động thể lực khác và rời xa màn hình tivi hay điện thoại mà còn củng cố mối quan hệ gia đình.

Tập yoga cùng con giúp tăng cường tình thân.

Tập yoga cùng con giúp tăng cường tình thân.

1.2. Rèn luyện tính kỷ luật

Theo Himalayan Siddhaa Akshar, Chủ tịch Tổ chức Yoga Thế giới, cha mẹ nên đặt mục tiêu thiết lập thói quen tập yoga buổi sáng với con ngay từ khi bắt đầu bằng cách khuyến khích, động viên và khơi gợi niềm hứng thú của trẻ.

Bên cạnh đó, để giúp trẻ thích nghi với tính nhất quán của các bài tập yoga, bạn nên thực hiện các tư thế cùng trẻ trong ít nhất hai đến ba tuần. Tính nhất quán là chìa khóa trong việc xây dựng kỷ luật và biến yoga trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen của trẻ.

1.3. Sử dụng thời gian hiệu quả

Kỳ nghỉ hè là cơ hội tốt để trẻ em tham gia vào các hoạt động tập luyện, không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn góp phần vào sự trưởng thành và phát triển tính cách cá nhân của trẻ.

Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em, cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, đưa yoga trở thành thói quen hàng ngày, trẻ có thể tận dụng tối đa kỳ nghỉ một cách hiệu quả và ý nghĩa.

2. Tư thế yoga cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè

2.1. Tư thế tấm ván

Tư thế này giúp củng cố cơ lõi và xây dựng sức mạnh tổng thể của cơ thể.

Cách thực hiện:

Bắt đầu ở tư thế nằm sấp trên sàn hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ (như trong hình).
Sau đó đặt lòng bàn tay ngay dưới vai, nâng ngực, bụng và đầu gối lên khỏi mặt đất.
Giữ vị trí này trong 30 giây đến 1 phút.

Tư thế tấm ván

Tư thế tấm ván

2.2. Tư thế ngọn núi

Tư thế này giúp cải thiện hình dáng cơ thể và khả năng giữ thăng bằng của trẻ.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng với hai bàn chân sát nhau, ngón chân cái chạm vào nhau và gót chân hơi tách ra.
Phân bổ trọng lượng đều trên cả hai chân.
Giữ cho cột sống thẳng và vai thả lỏng. Hai cánh tay thả tự nhiên ở hai bên thân với lòng bàn tay hướng về phía trước hoặc áp sát vào đùi.
Hít thở chậm, sâu và giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút.

Tư thế ngọn núi

Tư thế ngọn núi

2. 3. Tư thế con thuyền

Tư thế này giúp cải thiện phần cơ lõi và tăng cường sự cân bằng.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa trên sàn, hai tay để dọc hai bên thân.
Hít một hơi thật sâu và khi thở ra, đồng thời nâng phần thân trên và hai chân lên khỏi mặt đất.
Hai cánh tay đưa về phía trước song song với mặt đất. Giữ tư thế trong 30-60 giây.

Tư thế con thuyền

Tư thế con thuyền

2.4. Tư thế rắn hổ mang

Động tác này sẽ giúp kéo căng cơ lưng và mở lồng ngực.

Cách thực hiện:

Nằm sấp với hai chân duỗi thẳng, áp mu bàn chân xuống sàn. Đặt lòng bàn tay dưới vai, giữ khuỷu tay sát người.
Hít sâu và dùng lực từ cánh tay từ từ nhấc đầu, ngực và thân trên lên khỏi mặt đất đến khi cánh tay chỉ còn hơi chùng một chút.
Hít thở sâu khi giữ nguyên tư thế và cảm nhận cột sống được kéo căng nhẹ nhàng. Giữ tư thế trong 30-60 giây.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

2.5. thế kim cương

Tư thế yoga này sẽ thúc đẩy tiêu hóa và khuyến khích sự bình tĩnh ở trẻ em.

Cách thực hiện:

Bắt đầu bằng cách quỳ trên thảm, ngồi trên gót chân.
Giữ hai đầu gối cạnh nhau và bàn chân cách nhau một chút.
Đặt lòng bàn tay trên đùi. Duỗi thẳng lưng, kéo dài cột sống.
Thư giãn vai và duy trì tư thế thoải mái.
Giữ tư thế này trong vài nhịp thở, tập trung vào hơi thở và giữ trong 1-2 phút.

Tư thế kim cương

Tư thế kim cương

Mời bạn xem tiếp video:

“Bắt bệnh” từ vị trí mọc mụn |SKĐS

Lê Mỹ Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/5-tu-the-yoga-giup-tre-nang-dong-roi-xa-man-hinh-dien-thoai-trong-ky-nghi-he-169230616101527851.htm