6 lợi ích sức khỏe của quả mận khô, ai cũng nên biết

Mận khô có giá trị dinh dưỡng và nhiều lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua.

1. Dinh dưỡng của mận khô

NỘI DUNG

1. Dinh dưỡng của mận khô

2. Lợi ích của quả mận khô

3. Rủi ro của quả mận khô

Mận khô chứa chất chống oxy hóa bảo vệ sức khỏe và là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tốt. Một phần tư cốc mận khô cung cấp:

Lượng calo: 105
Chất béo: 0 gam (g)
Natri: 0,87 miligam (mg)
Carbohydrate: 28 g
Chất xơ: 3 g
Đường thêm: 0 g
Chất đạm: 0,95 g

Mận khô là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, 26 mcg tương đường 22% giá trị hàng ngày, đây là một loại vitamin tan trong chất béo cần thiết cho quá trình đông máu, chuyển hóa xương và các chức năng khác của cơ thể.

Mận khô là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin K.

Mận khô là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin K.

2. Lợi ích của quả mận khô

Quả mận khô có thể hỗ trợ sức khỏe xương và kiểm soát cân nặng cũng như những lợi ích dưới đây:

Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh

Mận khô có thể giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, một cộng đồng vi sinh vật đa dạng như nấm, vi khuẩn và virus sống trong hệ tiêu hóa.

Ăn quả mận khô có thể giúp tăng cường vi khuẩn thuộc họ Lachnospiraceae trong ruột. Loại vi khuẩn này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và giúp duy trì sức mạnh của niêm mạc đường tiêu hóa.

Quả mận khô cũng đã được chứng minh là làm tăng lượng Bifidobacteria, một loại vi khuẩn có liên quan đến sức khỏe đường ruột tốt hơn, giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa và bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.

Giảm táo bón

Ăn mận khô có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Một nghiên cứu nhỏ đã so sánh tác dụng của việc ăn kiwi, psyllium (một loại chất xơ) và mận khô ở 79 người bị táo bón mạn tính. Cả ba nhóm đều có cải thiện về nhu động ruột và giảm rặn.

Ăn mận khô có thể hỗ trợ tiêu hóa, có thể giúp giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột.

Ăn mận khô có thể hỗ trợ tiêu hóa, có thể giúp giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột.

Cải thiện chất lượng chế độ ăn uống

Tiêu thụ trái cây sấy khô trong đó có mận khô, có liên quan đến chế độ ăn uống chất lượng cao hơn. Trái cây sấy khô thường là nguồn cung cấp chất xơ và kali tốt. Nhiều người ăn trái cây sấy khô thường ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hải sản và protein thực vật trong khi tiêu thụ ít natri, ngũ cốc tinh chế và chất béo bão hòa hơn.

Mận khô cũng giàu phenolic, hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống lão hóa, chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hợp chất phenolic với việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim và đái tháo đường type 2.

Bảo vệ sức khỏe xương

Ăn mận khô cũng mang lại lợi ích đặc biệt cho xương, điều này có thể một phần là do hợp chất phenolic, vitamin K và hàm lượng kali của chúng. Mận khô cũng có thể cải thiện quá trình hình thành xương và ngăn ngừa mất xương.

Một nghiên cứu năm 2022 đã đánh giá tác động của quả mận khô đối với mật độ khoáng chất của xương ở những người sau mãn kinh. Sau đây là một số kết quả:

Nhóm ăn 50 g mỗi ngày đã giảm tình trạng mất xương hông sau sáu tháng.
Nhóm đối chứng (không ăn mận khô) có nguy cơ gãy xương hông tăng cao hơn sau sáu tháng so với điểm số ban đầu.
Quả mận khô cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe xương ở nam giới.

Có thể hỗ trợ quản lý cân nặng

Mận khô chứa chất xơ có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn thực phẩm giàu chất xơ như mận khô kéo dài cảm giác no và hỗ trợ giảm cân.

Mặc dù có vị ngọt nhưng ăn mận khô vừa phải không gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu và mức insulin. Nghiên cứu cho thấy những người ăn trái cây sấy khô có chỉ số khối cơ thể trung bình (BMI) và số đo vòng eo thấp hơn.

Có thể giúp hạ cholesterol

Ăn mận khô có thể giúp điều chỉnh cholesterol, tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Trong một nghiên cứu về người lớn thừa cân hoặc béo phì, những người tham gia đã tiêu thụ một khẩu phần mận khô 100 calo hoặc bánh nướng xốp ít béo như một bữa ăn nhẹ hai lần một ngày trong tám tuần. Các nhóm ăn đồ ăn nhẹ mận có lượng cholesterol LDL giảm nhiều hơn nhóm ăn bánh nướng xốp.

3. Rủi ro của quả mận khô

Mận khô nói chung là an toàn để tiêu thụ nhưng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn:

Phản ứng dị ứng: Người bị dị ứng với trái cây có hạt cũng có thể bị dị ứng với mận khô (hoặc mận đen).

Các vấn đề về tiêu hóa: Bạn có thể bị đầy hơi hoặc tiêu chảy do hàm lượng chất xơ cao. Nếu có ý định tăng lượng mận khô ăn vào, hãy tăng dần lượng mận khô tùy theo khả năng dung nạp.

Tương tác thuốc: Những người dùng thuốc làm loãng máu nên thận trọng khi tăng lượng mận khô. Mận khô có hàm lượng vitamin K cao, có đặc tính làm đông máu và có thể gây trở ngại cho thuốc ở mức cao.

Ngoài ra, acrylamide, một chất hóa học hình thành khi mận khô, có thể gây ung thư ở người. Do đó nên chọn mận khô ở nhiệt độ thấp hơn để giúp giảm nguy cơ.

Hoàng Nam

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/6-loi-ich-suc-khoe-cua-qua-man-kho-ai-cung-nen-biet-169250630173218069.htm