6 sai lầm thường gặp khi tập luyện với dây kháng lực
Việc tập với dây kháng lực giúp cải thiện sức mạnh, cơ bắp, sự cân bằng, tính linh hoạt và thể lực chức năng. Tuy nhiên, có một số sai lầm người tập thường gặp khiến tập với dây kháng lực không hiệu quả...
Tập luyện với dây kháng lực là lựa chọn của nhiều người khi tập thể thao, vừa đơn giản, dễ thực hiện và có thể tập luyện ở bất cứ đâu.
Khi kết hợp với dây kháng lực, việc tập đúng kỹ thuật sẽ ngăn ngừa chấn thương. Không giống như các thiết bị khác, dây kháng lực tạo ra lực căng bằng lực mà người tập tạo ra khi kéo. Do đó, nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả tập luyện, thậm chí có thể gây chấn thương.
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:
1. Không sử dụng dây kháng lực thích hợp
Việc lựa chọn mức kháng lực phù hợp là điều cần thiết để đạt được kết quả tập luyện mong muốn, chẳng hạn như các cơ lớn hơn cần nhiều kháng lực hơn, các cơ nhỏ hơn cần ít kháng lực hơn…
Việc lựa chọn mức kháng lực phù hợp hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thể lực, kỹ thuật và phạm vi chuyển động hiện tại của mỗi người. Tốt nhất là bắt đầu với một dây kháng lực nhẹ, sau đó tăng thêm sức đề kháng khi đã quen thuộc. Việc điều chỉnh các dải kháng lực sử dụng phù hợp cho từng động tác sẽ đảm bảo các bài tập hiệu quả và thành công trong tương lai.
2. Không biết phạm vi chuyển động của bài tập
Biết phạm vi chuyển động của từng bài tập sẽ xác định mức độ dây kháng lực dài hay ngắn, sẽ giúp tăng hiệu quả của buổi luyện tập.
Lưu ý, lực cản sẽ nặng hơn khi độ căng của dây tăng lên. Do đó cần chọn lực cản phù hợp và độ dài phù hợp của dây cho mỗi loại bài tập.
3. Tập không đúng kỹ thuật
Việc thực hiện đúng tư thế, đúng kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả tập luyện, tránh chấn thương. Khi thêm dây kháng lực vào, nhiều người có thể tập không đúng kỹ thuật, sai tư thế.
Do đó, cần hiểu bài tập đang thực hiện, đồng thời hiểu được cách chuyển động sau khi có dây kháng lực. Dây kháng lực sẽ tạo ra một loại lực căng khác so với máy cáp hoặc tạ tay tự do. Khi thêm dây kháng lực vào bài tập, người tập phải tập đúng động tác gốc để đảm bảo tăng hiệu quả.
4. Không kiểm soát dây trong mỗi bài tập
Việc thay đổi sức căng của dây kháng lực trong suốt quá trình tập luyện cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập. Nhiều người tập trung vào việc kéo căng dây (giai đoạn đồng tâm) nhưng không kiểm soát dây khi dây co lại (giai đoạn lệch tâm). Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương khi tập luyện.
5. Không giữ căng dây kháng lực
Để tăng cường sức đề kháng, cần kéo căng dây kháng lực vừa đảm bảo tận dụng tối đa bài tập, vừa tránh chấn thương. Độ căng của dây giữa mỗi lần lặp lại có thể thay đổi tùy thuộc vào bài tập, độ dài của dây kháng lực.
6. Không vận động phần cốt lõi
Khi luyện tập với dây kháng lực, điều quan trọng là phải khởi động phần cốt lõi của cơ thể.
Việc vận động phần cốt lõi để đảm bảo điểm neo dây kháng lực không di chuyển trong suốt quá trình tập luyện. Điều này sẽ giúp giảm chấn thương, đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho phần lõi ngay cả khi không tập trung vào bài tập phần lõi.