6 tháng cuối năm 2025: Cơ hội bứt phá trong gian khó

Chuyên gia kinh tế đánh giá, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tiếp tục là nền tảng phát triển cho kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều thách thức trong và ngoài nước, để đạt mức tăng trưởng cao và bền vững hơn ngay trong năm nay, thì cần chú trọng khơi thông các động lực tăng trưởng mới. “6 tháng cuối năm 2025: Cơ hội bứt phá trong gian khó” - là bài cuối của loạt bài “Kinh tế 6 tháng – Quyết tâm cao, vững vàng vượt thử thách” do nhóm PV VOV thực hiện.

Thử thách bên ngoài mà nền kinh tế Việt Nam phải đối phó lớn nhất chính là chính sách bảo hộ thương mại quay trở lại. Dù mức thuế đối ứng mà Chính phủ Mỹ áp dụng cho hàng hóa Việt Nam và các nước ở mức độ nào thì sắc thuế này cũng làm nhiều nước gia tăng bảo hộ nội địa. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia khuyến nghị doanh nghiệp cần biến thách thức thành động lực và cơ hội chuyển đổi bền vững.

khoa học công nghệ và kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của Hà Nội ngay từ 6 tháng cuối năm 2025 này.

khoa học công nghệ và kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của Hà Nội ngay từ 6 tháng cuối năm 2025 này.

Theo TS. Cấn Văn Lực: “Tôi lưu ý doanh nghiệp từ nay về sau phải minh bạch hóa hơn nữa, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ, mức độ trung chuyển hàng hóa, cả mức độ nội địa hóa đang chiếm bao nhiêu %.

Thứ 2 là phải tận dụng tốt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đang có, Hiện 17 FTA (Việt Nam đang có) thì mới khai thác được 31% các ưu đãi trong đó, còn 69% là rất nhiều dư địa… Doanh nghiệp lúc này phải đa dạng hóa, phải tăng sức chống chịu, đặc biệt liên quan đến mức độ nội địa hóa. Đây là cái tốt, rất tốt về lâu về dài, để tăng sức đề kháng, là cơ hội để tái cơ cấu lại năng lực của mình”.

Thực tế cho thấy, nếu có chiến lược đúng về nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm Việt Nam luôn có cơ hội tiếp cận thị trường khó tính. Như với SunHouse, trải qua 4 năm nỗ lực, đã trở thành một trong số ít doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp cận được thị trường Mỹ, và dự kiến đạt giá trị xuất khẩu khoảng 3.000 tỷ đồng vào thị trường này trong năm nay.

Doanh nghiệp lúc này phải đa dạng hóa, phải tăng sức chống chịu, đặc biệt liên quan đến mức độ nội địa hóa.

Doanh nghiệp lúc này phải đa dạng hóa, phải tăng sức chống chịu, đặc biệt liên quan đến mức độ nội địa hóa.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú đánh giá: “Khách hàng của Mỹ, họ rất đơn giản: “sản phẩm thì 5 sao nhưng giá thì Trung Quốc”, vậy nhiệm vụ của chúng ta là làm sao tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp để vào được thị trường Mỹ. Nếu vào được thị trường Mỹ thì gần như chúng ta có thể đi vào được tất cả thị trường khác.

Nhiệm vụ là phải chọn được doanh nghiệp và Nhà nước đồng hành cùng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hiện nay chúng ta có một cơ hội rất lớn là chuỗi dịch chuyển cung ứng và chính sách xuất xứ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt. Nếu chúng ta bắt nhịp được cái này thì rất quan trọng. Chốt lại chúng ta phải đồng hành cùng nhau, chọn ngành nghề và xác lập lợi thế cạnh tranh. Thì đây là một cơ hội”.

Có thể thấy, từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang đứng trước cơ hội chuyển đổi cơ cấu và nâng cao nội lực theo hướng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp để vượt qua áp lực lạm phát hay dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu ra khỏi các thị trường mới nổi hiện nay, cũng là cách thức để vượt qua thử thách tiềm tàng về bất ổn địa chính trị, biến đổi khí hậu và tranh thủ xu hướng tiêu dùng xanh – sạch trên thế giới. Đặc biệt trong quá trình này, doanh nghiệp có sự đồng hành từ chính quyền các địa phương.

Chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ để biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nếu bộ máy thực thi không theo kịp chính sách, thì mọi nỗ lực chỉ đạo sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu.

Chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ để biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nếu bộ máy thực thi không theo kịp chính sách, thì mọi nỗ lực chỉ đạo sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu.

Ông Trương Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, khoa học công nghệ và kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của Hà Nội ngay từ 6 tháng cuối năm 2025 này.

“Trong 4 trụ cột thì Hà Nội đã chọn Nghị quyết 57 và Nghị quyết 68 để làm động lực tăng trưởng mới. Bởi vì nếu chúng ta dựa vào động lực tăng trưởng truyền thống, là đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng thì chắc chắn Hà Nội sẽ không đạt được mức tăng trưởng 10-12%. Và Hà Nội đã chuyển đổi.

Hiện nay Luật thủ đô có và tháng 7 tháng 8 này thì 8 nghị quyết về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo sẽ được ban hành. Theo đó, cơ chế “ba nhà”, về đề án đổi mới sáng tạo, về quỹ ươm mầm doanh nghiệp và các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp… chắc chắn sẽ được thực hiện thành công, và Hà Nội sẽ đi đầu trong mô hình “3 nhà”. Chúng tôi khẳng định quan điểm của Hà Nội là trong 6 tháng sắp tới sẽ triển khai mạnh các nội dung liên quan về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để đảm bảo tăng trưởng 2 con số” - ông Dũng nhấn mạnh.

Tất nhiên, bên cạnh các động lực tăng trưởng mới thì không thể không ngừng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, là đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc tận dụng và phát huy lợi thế về không gian phát triển mới, đến từ kết quả sáp nhập các địa phương.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: “Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã mở ra những không gian mới, cơ hội mới cho các địa phương, đây cũng là cơ hội để sắp xếp lại và tìm ra những động lực tăng trưởng mới trong thời gian tới. Trong đó, vừa tập trung vào phát triển các cực tăng trưởng mới như siêu đô thị của TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng - những đô thị lớn, các cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp lớn đối với nền kinh tế, vừa phát huy những lợi thế từ việc sáp nhập các địa phương, đồng bằng ven biển miền núi, tạo cộng hưởng chung cho tăng trưởng”.

Chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ để biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nếu bộ máy thực thi không theo kịp chính sách, thì mọi nỗ lực chỉ đạo sẽ chỉ dừng ở khẩu hiệu. Và muốn chuyển đổi thành công thì bộ máy thực thi phải thật “tinh hoa”, không chỉ “đồng hành” mà là thực sự tham gia vào kiến tạo phát triển kinh tế.

Nếu có chiến lược đúng về nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm Việt Nam luôn có cơ hội tiếp cận thị trường khó tính.

Nếu có chiến lược đúng về nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm Việt Nam luôn có cơ hội tiếp cận thị trường khó tính.

Theo đó, ngay trong 6 tháng cuối năm 2025, bộ máy bộ ngành và chính quyền địa phương 2 cấp phải phát huy tích cực tinh thần “không chủ quan, không thụ động” trong điều hành. Đây là giai đoạn thách thức bản lĩnh điều hành của bộ máy Nhà nước, nhưng cũng là cơ hội để những cán bộ có năng lực thể hiện quyết tâm, sự năng động, sáng tạo, từ đó triển khai hiệu quả các Nghị quyết chiến lược của Bộ Chính trị về kiến tạo nền tảng tăng trưởng đột phá của đất nước trong giai đoạn mới, trước mắt là 6 tháng cuối năm 2025.

Cùng loạt bài:

Bài 1: Giữ vững “tay lái” vĩ mô: 6 tháng đầu năm tăng trưởng trong thế trận khó

Bài 2: Chính sách điều hành: Kết hợp linh hoạt tài khóa – tiền tệ, giữ ổn định vĩ mô

Bài 3: Xuất khẩu- Đầu tư- Tiêu dùng vẫn là động lực tạo sức bật kinh tế

Bài 4: Cải cách thể chế - dọn đường cho tăng trưởng dài hạn

Nhóm PV/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/6-thang-cuoi-nam-2025-co-hoi-but-pha-trong-gian-kho-post1214719.vov