7 dấu hiệu ban đêm cảnh báo thận đang suy yếu

Nếu thường xuyên gặp những vấn đề này vào ban đêm, bạn có thể đang gặp vấn đề về thận và nên lắng nghe cơ thể, đi khám ngay nếu triệu chứng nghiêm trọng.

Đi tiểu thường xuyên: Theo India News, việc thức giấc vào ban đêm để đi tiểu thường là dấu hiệu sớm và khó phát hiện. Tiến sĩ Sashi Kiran A, bác sĩ tư vấn về thận, Bệnh viện Yashoda Hyderabad (Ấn Độ), cho biết tiểu đêm là tình trạng người ta phải thức dậy từ 2 lần trở lên mỗi đêm để đi tiểu. Nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, bạn có thể phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiểu đêm mà không liên quan tới lượng nước nạp vào, hãy cẩn trọng với bệnh thận, tiết niệu. Ảnh: Mylondonnews.

Mất ngủ: Rối loạn giấc ngủ khá phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính và thường bị bỏ qua hoặc do một số thay đổi trong lối sống. Chức năng thận suy giảm nên quá trình lọc bỏ chất độc bị ảnh hưởng, dẫn đến tích tụ lại trong máu. Vì vậy, người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ. Ảnh: Inspirahealthnetwork.

Đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm: Một loại hormone có tên melatonin chịu trách nhiệm về nhịp sinh học ngủ - thức. Ở những người khỏe mạnh, nồng độ này ở mức nhỏ vào ban ngày nhưng tăng lên vào ban đêm. Trong bệnh thận, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ melatonin thấp hơn đáng kể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhịp sinh học ngày - đêm. Ảnh: Tmjsleepsolutions.

Khó thở: Khó thở là một trong những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh thận, nguyên nhân là thận xử lý chất lỏng bị suy yếu. Khi ở tư thế nằm, lượng máu được phân phối lại từ chi dưới đến phổi, khiến người bệnh khó chịu và khó thở. Ảnh: Shutterstock.

Hội chứng chân không yên: Theo Thehealthsite, hội chứng chân không yên là sự thôi thúc không thể cưỡng lại được để di chuyển chân. Tất cả bắt đầu bằng một cảm giác khó chịu (như kim châm hoặc ngứa bên trong hoặc cảm giác kiến bò) ở chân, thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm. Nó thuyên giảm một phần hoặc hoàn toàn khi di chuyển. Ảnh: News18.

Sưng bàn chân: Thông thường, tình trạng sưng tấy do bệnh thận sẽ nặng hơn vào buổi tối và ban đêm, sau đó giảm dần vào buổi sáng. Điều này có thể là do các rối loạn khác nhau ở thận bao gồm suy thận mạn tính hoặc viêm cầu thận, các bệnh về thận do thuốc mà nếu được phát hiện sớm đôi khi có thể đảo ngược bệnh thận. Ảnh: Harvardhealth.

Chuột rút ở chân không thể kiểm soát được: Sự cân bằng điện giải trong cơ thể bạn có thể bị phá vỡ do sỏi thận và điều này có thể dẫn đến chuột rút hoặc co thắt cơ ở chân và bàn chân, thường xuyên xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, nhiều người mắc bệnh sỏi thận có thể bị khó khăn khi đi lại, thậm chí cả đứng. Ảnh: Everydayhealth.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/7-dau-hieu-ban-dem-canh-bao-than-dang-suy-yeu-post1475158.html