Ai là người phụ nữ mở nghiệp nhà Trần?

Bà là người có công lớn trong việc mở nghiệp nhà Trần, giúp nhà Trần chống lại quân xâm lược.

1. Ai là người phụ nữ mở nghiệp nhà Trần?

Nguyên phi Ỷ Lan

0%

Trần Thị Dung

0%

Dương Vân Nga

0%

Lý Chiêu Hoàng

0%

Chính xác

Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung (không rõ năm sinh), sinh dưới thời vua Lý Cao Tông trị vì, khi nhà Lý suy yếu. Bà là con của Trần Lý - người giàu có và thế lực ở Lưu Gia (nay là làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình).

Cuộc đời của bà luôn gắn chặt với giai đoạn đầu của triều Trần. Từ việc lấy hoàng tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) để dọn đường đưa họ Trần vào triều đình nhà Lý, cho đến khi bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và lấy Trần Thủ Độ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết trời sinh ra bà Trần Thị Dung để "mở nghiệp nhà Trần".

2. Người con nào được bà đưa lên ngôi vua?

Hoàng tử

0%

Công chúa

0%

Cả hoàng tử và công chúa

0%

Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Thị Dung có hai công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Năm 1224, nhân lúc vua Lý Huệ Tông bệnh nặng, bà cùng Trần Thủ Độ ép lập công chúa Chiêu Thánh làm hoàng thái nữ rồi nhường ngôi.

Sau khi đưa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vua vào năm 7 tuổi, Trần Thủ Độ đã đưa cháu họ là Trần Cảnh (8 tuổi) vào cung để hầu hạ vua. Trần Thủ Độ sau đó cùng Thái hậu Trần Thị Dung sắp xếp cuộc hôn nhân cho Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh.

Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, mở ra trang sử đầu tiên cho triều đại nhà Trần với vị vua đầu tiên là Trần Cảnh - Trần Thái Tông.

3. Sau khi lấy giang sơn về cho nhà Trần, bà bị phế ngôi đúng không?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Sau khi lấy giang sơn về cho nhà Trần, hoàng thái hậu nhà Lý Trần Thị Dung bị phế ngôi. Vua Trần Thái Tông vì nghĩ bà từng là hoàng hậu của Lý Huệ Tông không nỡ gọi là công chúa nên phong làm Linh Từ quốc mẫu, một cách gọi khác của hoàng hậu. Bà vẫn được hưởng chế độ nghi trượng, kiệu xe theo đúng nghi thức của hoàng hậu.

4. Cuộc đời của bà sau đó thay đổi thế nào?

Quyên sinh theo chồng

0%

Về quê ở ẩn

0%

Đi tu

0%

Tái giá

0%

Chính xác

Linh Từ quốc mẫu sau đó tái hôn với thái sư Trần Thủ Độ, người trong họ và cũng là người ép thượng hoàng Lý Huệ Tông đi tu rồi thắt cổ tự vẫn. Dù bị nhiều chê trách trong chuyện hôn nhân, sau đó ép vua Trần Thái Tông lấy chị dâu, nhưng Trần Thị Dung vẫn được đánh giá là "trước sau đều vì sự tồn tại và phát triển cơ nghiệp của họ Trần".

5. Bà từng lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

Tống

0%

Minh

0%

Chiêm Thành

0%

Nguyên Mông

0%

Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt, bà Trần Thị Dung đã lập công lớn. Trong lúc vua và quân nhà Trần đánh nhau với giặc, phải rút khỏi Bình Lệ Nguyên (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ngày nay) thì ở kinh thành Thăng Long, mọi việc đều do bà cáng đáng.

Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung khi đó đã bảo vệ được hoàng thái tử, cung phi, công chúa, vợ con tướng soái, nhân dân thoát khỏi tay giặc trong tình cảnh khó khăn. Bà thực hiện thành công kế sách "vườn không nhà trống", cho vận chuyển kho tàng của triều đình ra khỏi kinh thành. Lương thực, thực phẩm của nhân dân cũng được giấu kín, không để lọt vào tay quân xâm lược. Bà đồng thời khám xét thuyền của các nhà chứa quân khí, sung công cho quân đội nhà Trần.

Hành động này đã đẩy quân Nguyên Mông vào tình thế khốn quẫn, buộc phải đóng quân ở nơi không một bóng người, không có lương thực, thực phẩm. Nhờ thế, vua tôi nhà Trần đã nhanh chóng đánh bại quân xâm lược.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/ai-la-nguoi-phu-nu-mo-nghiep-nha-tran-2366973.html