Bài tập nào tốt cho người bị viêm amidan?

Viêm amidan là bệnh thường tái lại nhiều lần và rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người mắc.

1. Vai trò của tập luyện với người bị viêm amidan

Viêm amidan-họng là tình trạng nhiễm trùng cấp ở họng, amidan khẩu cái hoặc cả hai. Các triệu chứng có thể bao gồm đau họng, nuốt đau, nổi hạch cổ và sốt.

Nội dung

1. Vai trò của tập luyện với người bị viêm amidan

2. Các bài tập tốt cho người viêm amidan

2.1 Các tư thế yoga

2.2. Bài tập nuốt và thư giãn

2.3 Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ trị bệnh viêm amidan

2.4 Bài tập khác

3. Những lưu ý dành cho người bị viêm amidan khi tập luyện

Tập luyện giúp người bệnh:

- Tăng cường hệ miễn dịch: Vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.

- Giảm căng thẳng: Tập luyện giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng, tạo tinh thần thoải mái, góp phần vào quá trình hồi phục.

- Tác dụng khác: Thực hiện các bài tập còn giúp người bị viêm amidan giảm đau, nuốt dễ hơn và cải thiện triệu chứng bệnh.

2. Các bài tập tốt cho người viêm amidan

2.1 Các tư thế yoga

Tư thế con cá:Tư thế tập này giúp giảm mở cổ họng, cải thiện sức khỏe hô hấp, giảm triệu chứng bệnh viêm amidan và giải tỏa căng thẳng.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa trên thảm, duỗi thẳng 2 tay, lòng bàn tay úp xuống, 2 chân, hơi hếch cằm để kéo dài phần gáy.
Dùng lực của cánh tay nâng phần thân lên trên sao cho đỉnh đầu tựa nhẹ lên tấm thảm, mở ngực và vai.
Giữ thân dưới của bạn trên mặt đất, đảm bảo rằng chân và mông nằm chắc trên thảm.
Giữ tư thế này trong tối đa ba phút, nếu có thể.

Cách thực hiện tư thế con cá giúp người viêm amidan thư giãn, giảm triệu chứng.

Cách thực hiện tư thế con cá giúp người viêm amidan thư giãn, giảm triệu chứng.

Tư thế cái bàn:Giúp người bệnh thư giãn cảm thấy thoải mái, cải thiện hiệu quả tình trạng viêm, đau... từ đó giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm amidan, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách thực hiện:

Bắt đầu bằng cách ngồi trên gót chân, đặt tay lên đùi và giữ lưng thẳng.
Di chuyển cơ thể về phía trước và đặt hai tay xuống sàn, đảm bảo hai tay và hai đầu gối chống xuống sàn, tạo thành tư thế bốn chân, đầu gối thẳng dưới hông và cổ tay thẳng dưới vai.
Mắt nhìn xuống sàn để duy trì đường thẳng từ đầu đến đuôi cột sống, giữ tư thế này trong vài nhịp thở, tập trung vào việc duy trì sự ổn định và cân bằng.

Cách thực hiện tư thế cái bàn giúp giảm khó chịu cho viêm amidan.

Cách thực hiện tư thế cái bàn giúp giảm khó chịu cho viêm amidan.

Bài tập tư thế cây cầu:Làm lưu thông mũi và giảm viêm amidan, cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Bài tập này còn có tác dụng làm lưu thông khí huyết và tăng cường miễn dịch cơ thể.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa trên thảm tập, hai tay để dọc theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.
Co đầu gối, đưa gót chân về sát mông.
Từ từ nâng cao phần hông, có thể đan hai tay đặt chạm sàn, giữ yên tư thế trong khoảng 4 – 5 nhịp thở rồi từ từ hạ lưng và mông xuống mặt sàn.

Tư thế cây cầu.

Tư thế cây cầu.

2.2. Bài tập nuốt và thư giãn

Bài tập nuốt nhẹ nhàng:Giúp người bệnh viêm amidan tăng khả năng nuốt, giảm đau họng.

Cách thực hiện:

Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, thả lỏng cổ.
Nuốt nước bọt từ từ, không cố gắng nuốt mạnh.
Lặp lại 5-10 lần, nghỉ giữa các lần nếu cảm thấy đau.

Bài tập thư giãn cổ họng:Giảm đau cổ họng.

Cách thực hiện:

Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi.
Thở ra từ từ bằng miệng, tưởng tượng hơi thở làm dịu cổ họng.
Sau đó nuốt nước bọt nhẹ nhàng.
Lặp lại 3-5 lần.

2.3 Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ trị bệnh viêm amidan

Tác dụng: Giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường miễn dịch.

Cách thực hiện như sau:

Dùng 2 ngón tay vuốt dọc hai bên cạnh vùng họng từ trên xuống khoảng 3 – 5 phút.
Nhẹ nhàng lấy ngón cái và ngón trỏ đặt lên 2 bên vùng yết hầu (xương sụn họng), di chuyển qua lại trái phải 20 – 30 lần.

Nên phối hợp với day ấn các huyệt đạo dưới đây để có kết quả tốt nhất:

Giáp xa: Trên đường nối góc hàm với khóe miệng, cách góc hàm 01 thốn hoặc khi cắn chặt răng, huyệt nằm trên bờ cao nhất của cơ nhai, ấn vào cảm giác ê tức.
Thiên đột: Ngay chỗ lõm của bờ trên xương ức.
Thiếu thương: Nơi giao nhau giữa da gan tay và da lưng (mu) bàn tay, ngay phía ngoài ngón cái và đường ngang qua gốc móng tay cái.

2.4 Bài tập khác

Đi bộ:Đi bộ là bài tập đơn giản và hiệu quả giúp thư giãn tinh thần tăng cường miễn dịch cơ thể, đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Kéo giãn cổ sang 2 bên:Bài tập này tăng lưu thông máu đến cổ họng giúp giảm đau cho người viêm amidan.

Cách thực hiện:

Giữ vai và lưng cố định.
Từ từ nghiêng đầu sang bên trái, như thể bạn đang cố đưa tai trái về phía vai trái.
Khi đầu đã nghiêng hết mức có thể mà vẫn cảm thấy thoải mái, giữ tư thế này trong 5 giây.
Nhẹ nhàng đưa đầu trở lại vị trí ban đầu (nhìn thẳng về phía trước).
Thực hiện tương tự bằng cách nghiêng đầu sang bên phải, giữ trong 5 giây, rồi trở lại vị trí ban đầu.
Lặp lại bài tập này khoảng 5 lần.

3. Những lưu ý dành cho người bị viêm amidan khi tập luyện

Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng lúc 6-7h tránh lạnh, tránh tập đêm khuya gây mất ngủ, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày. Trong giai đoạn bệnh cấp tính bệnh nhân sốt amidan sưng đau, đau họng, nuốt đau không được tập luyện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bệnh điều trị ổn định bắt đầu tập, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tập.

Cách tập không gây hại sức khỏe:

Chọn bài tập phù hợp khởi động kỹ, cường độ tập tăng dần.
Tập trong môi trường thông thoáng sạch sẽ, uống đủ nước, giữ ấm cổ họng, vệ sinh họng sạch sẽ sau khi tập.
Khi triệu chứng như khó thở, mệt mỏi đau họng tăng lên tăng lên thì ngừng tập.
Tránh xa chất kích thích rượu thuốc lá, cà phê, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Mời bạn xem tiếp video:

Áp xe quanh amidan biến chứng nguy hiểm của viêm họng | SKĐS

BS. Vũ Duy Thành

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-nao-tot-cho-nguoi-bi-viem-amidan-169250425121837281.htm