Bánh gai - món ăn đặc trưng Rằm tháng Bảy

Bánh gai, tên tiếng Tày là Pẻng tải, là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Rằm tháng Bảy đối với đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại Cao Bằng. Mang vẻ ngoài bình dị với những nguyên liệu dân dã, quen thuộc nhưng món bánh này đòi hỏi quá trình chế biến kỳ công, thể hiện sự tinh tế, khéo léo và chứa đựng lòng thành của đồng bào dân tộc nơi đây.

Bánh gai gồm các nguyên liệu chính với lớp vỏ bánh màu đen làm từ gạo nếp, lá bánh gai và phần nhân được chế biến từ đỗ xanh.

Bánh gai gồm các nguyên liệu chính với lớp vỏ bánh màu đen làm từ gạo nếp, lá bánh gai và phần nhân được chế biến từ đỗ xanh.

Lá gai tươi chọn loại bánh tẻ, tước bỏ gân rồi phơi khô hoặc đem ninh nhừ rồi vớt ra rửa sạch, vắt khô, giã và sao lên cho khô tơi, cho thêm lá mơ lông phơi khô giúp bánh có màu đen và bóng hơn.

Lá gai tươi chọn loại bánh tẻ, tước bỏ gân rồi phơi khô hoặc đem ninh nhừ rồi vớt ra rửa sạch, vắt khô, giã và sao lên cho khô tơi, cho thêm lá mơ lông phơi khô giúp bánh có màu đen và bóng hơn.

 Đỗ xanh ngâm nước cho mềm, đãi sạch, đồ chín rồi giã mịn, trộn với đường, thịt mỡ khổ luộc thái hạt lựu ướp đường phơi một nắng, cho thêm dừa nạo để tăng độ thơm ngậy cho bánh.

Đỗ xanh ngâm nước cho mềm, đãi sạch, đồ chín rồi giã mịn, trộn với đường, thịt mỡ khổ luộc thái hạt lựu ướp đường phơi một nắng, cho thêm dừa nạo để tăng độ thơm ngậy cho bánh.

 Gạo nếp ngâm qua đêm cho no nước và xay thành bột, đựng trong túi vải, ép chặt cho ráo nước, sau đó tán mịn bột để khi trộn hỗn hợp dễ dàng hòa quyện.

Gạo nếp ngâm qua đêm cho no nước và xay thành bột, đựng trong túi vải, ép chặt cho ráo nước, sau đó tán mịn bột để khi trộn hỗn hợp dễ dàng hòa quyện.

 Đường phên đun chảy, lọc sạch rồi trộn với lá gai đã sơ chế để tạo màu đen bóng và độ thơm cho bánh.

Đường phên đun chảy, lọc sạch rồi trộn với lá gai đã sơ chế để tạo màu đen bóng và độ thơm cho bánh.

 Bột gạo được trộn với hỗn hợp nước đường và lá gai rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn, có màu đen bóng đặc trưng.

Bột gạo được trộn với hỗn hợp nước đường và lá gai rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn, có màu đen bóng đặc trưng.

 Bột bánh được chia thành các phần đều nhau, cho nhân đỗ vào giữa và bao kín lại, lăn qua vừng rang thơm, vừa để tăng thêm sự hấp dẫn.

Bột bánh được chia thành các phần đều nhau, cho nhân đỗ vào giữa và bao kín lại, lăn qua vừng rang thơm, vừa để tăng thêm sự hấp dẫn.

Bánh gai được gói bằng lá chuối khô đã được phơi nắng và lau sạch, giúp lá gói bánh dai hơn cũng như tạo nên mùi thơm đặc trưng cho những chiếc bánh.

Bánh gai được gói bằng lá chuối khô đã được phơi nắng và lau sạch, giúp lá gói bánh dai hơn cũng như tạo nên mùi thơm đặc trưng cho những chiếc bánh.

Bánh sau khi gói đem hấp trong nồi kín trong khoảng 1,5 giờ cho chín.

Bánh sau khi gói đem hấp trong nồi kín trong khoảng 1,5 giờ cho chín.

 Những chiếc bánh gai có màu đen bóng đặc trưng, dẻo, dậy mùi thơm của bột gạo nếp, lá gai, đỗ xanh, dừa và mật đường mía.

Những chiếc bánh gai có màu đen bóng đặc trưng, dẻo, dậy mùi thơm của bột gạo nếp, lá gai, đỗ xanh, dừa và mật đường mía.

 Bánh gai được bày bán nhiều tại các khu chợ dân sinh, chợ truyền thống, là món ăn đặc sản không thể thiếu dịp Rằm tháng Bảy của bà con Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Bánh gai được bày bán nhiều tại các khu chợ dân sinh, chợ truyền thống, là món ăn đặc sản không thể thiếu dịp Rằm tháng Bảy của bà con Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Thùy Linh

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/banh-gai-mon-an-dac-trung-ram-thang-bay-3171309.html