Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam - 'địa chỉ đỏ' du xuân ngày Tết

Ngày 4 Tết Ất Tỵ 2025, dòng người như 'trảy hội' đổ về Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam - một điểm du xuân hấp dẫn, một 'địa chỉ đỏ' để cùng nhau thưởng ngoạn, tìm hiểu về những ngày tháng lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam - điểm đến hấp dẫn của nhiều người dân và du khách

Ngày 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón người dân và du khách. Từ sáng sớm, dòng người đổ về đây đông như "trảy hội".

Rất nhiều gia đình, nhiều người dân, du khách trên khắp cả nước đã chọn “địa chỉ đỏ” Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam cho hành trình du xuân năm mới của mình.

Rất nhiều gia đình, nhiều người dân, du khách trên khắp cả nước đã chọn “địa chỉ đỏ” Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam cho hành trình du xuân năm mới của mình.

Ông Chu Hữu Doanh (71 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) đến Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam từ sáng sớm để vui xuân và nhớ về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Trên tay ông Doanh khư khư chiếc huy hiệu cựu chiến binh đầy trân trọng – một kỷ vật lưu giữ lại quãng đời quân ngũ của mình. Ông Doanh cho biết, ông là một người lính “bộ đội Cụ Hồ” tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Đầu xuân năm mới, ông Doanh không chỉ đến tham quan bảo tàng một mình, ông cùng đại gia đình gồm hơn 10 người đến đây để tìm hiểu những ngày tháng lịch sử giữ nước của dân tộc, trong đó có một giai đoạn lịch sử mà ông vinh dự và tự hào được trực tiếp tham gia.

Đầu xuân năm mới, ông Doanh không chỉ đến tham quan bảo tàng một mình, ông cùng đại gia đình gồm hơn 10 người đến đây để tìm hiểu những ngày tháng lịch sử giữ nước của dân tộc, trong đó có một giai đoạn lịch sử mà ông vinh dự và tự hào được trực tiếp tham gia.

Bé Huy Vũ (học sinh tiểu học tại An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) trong cả chuyến du xuân tại bảo tàng luôn miệng hỏi người bố về các trận đánh trong lịch sử. Bố của bé Huy Vũ cho biết “con có niềm đam mê tìm hiểu về các chiến thuật, các loại vũ khí được quân và dân sử dụng trong các thời kỳ lịch sử”.

Bé Huy Vũ (học sinh tiểu học tại An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) trong cả chuyến du xuân tại bảo tàng luôn miệng hỏi người bố về các trận đánh trong lịch sử. Bố của bé Huy Vũ cho biết “con có niềm đam mê tìm hiểu về các chiến thuật, các loại vũ khí được quân và dân sử dụng trong các thời kỳ lịch sử”.

Trần Vũ (học sinh lớp 8, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì kể vanh vách cho cậu em lớp 5 về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - Bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam, về các nhân vật lịch sử đã được học ở trường như Ngô Quyền, Phan Châu Trinh, Phan Đình Giót, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh với hàng trăm tên và bí danh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người…

Mỗi một người dân, du khách đến bảo tàng, đều có những lý do rất ý nghĩa cho chuyến du xuân của mình. Trong ảnh, nhóm trung niên ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam để chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia: Máy bay MIG-21 số hiệu 4324 có in đậm 14 ngôi sao đỏ, đó là 14 lần máy bay lập công bắn rơi 14 máy bay Mỹ các loại, trong đó có các loại sừng sỏ như “Thần sấm” (F105) “Con ma” (F-4)…

Mỗi một người dân, du khách đến bảo tàng, đều có những lý do rất ý nghĩa cho chuyến du xuân của mình. Trong ảnh, nhóm trung niên ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam để chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia: Máy bay MIG-21 số hiệu 4324 có in đậm 14 ngôi sao đỏ, đó là 14 lần máy bay lập công bắn rơi 14 máy bay Mỹ các loại, trong đó có các loại sừng sỏ như “Thần sấm” (F105) “Con ma” (F-4)…

"Góc Hà Nội" tại bảo tàng - nhắc nhớ tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - tinh thần sẵn sàng hy sinh, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

"Góc Hà Nội" tại bảo tàng - nhắc nhớ tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - tinh thần sẵn sàng hy sinh, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Rất nhiều bạn học sinh được phụ huynh đưa đến bảo tàng trong ngày đầu năm - "địa chỉ đỏ" để các em hiểu hơn về sự kiên cường, bất khuất và bền bỉ của dân tộc Việt Nam trong hành trình bảo vệ đất nước.

Rất nhiều bạn học sinh được phụ huynh đưa đến bảo tàng trong ngày đầu năm - "địa chỉ đỏ" để các em hiểu hơn về sự kiên cường, bất khuất và bền bỉ của dân tộc Việt Nam trong hành trình bảo vệ đất nước.

Rất nhiều tà áo dài rực rỡ dáng xuân khi đến thăm bảo tàng.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có rất nhiều góc chụp đẹp mắt cho người dân và du khách đến check-in, du ngoạn.

Đây cũng là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách quốc tế.

Giờ mở cửa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Buổi sáng từ 8 giờ 00 - 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 - 16 giờ 30 phút (đóng cửa thứ 2 và thứ 6).

Giờ mở cửa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Buổi sáng từ 8 giờ 00 - 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 - 16 giờ 30 phút (đóng cửa thứ 2 và thứ 6).

Trong dịp xuân mới Ất Tỵ 2025 - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng của đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Trong dịp xuân mới Ất Tỵ 2025 - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng của đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

Trần Vũ

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-dia-chi-do-du-xuan-ngay-tet-17925020201453882.htm