Bảo vệ những chiếc răng sữa xinh xắn: Tip bỏ túi cho phụ huynh

Răng sữa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ hàm răng vĩnh viễn sau này. Do đó, phụ huynh cần biết cách chăm sóc răng sữa để giúp trẻ có hàm răng đẹp và hình thành thói quen chăm sóc răng miệng.

Mới đây, chị Lan Anh (32 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức) phát hiện con trai 4 tuổi trở nên biếng ăn, hơi thở có mùi hôi. Bé còn thường xuyên kêu đau răng khi nhai thức ăn, nhất là thức ăn cứng. Không chỉ cân nặng bị giảm, bé còn thường tỏ ra cau có, không còn đùa nghịch, năng động như trước. Đưa con đi khám nha khoa, bác sĩ cho biết con trai chị bị sâu răng số 4 và số 5 hàm trên ở cả hai bên. Đặc biệt, trong đó răng số 4 bên phải đã xuất hiện một lỗ hổng lớn kèm cục áp-xe ở chân răng khiến nướu (lợi) bị sưng gây đau đớn.

Theo các bác sĩ, sâu răng sữa là trường hợp thường gặp ở trẻ em. Thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia cho thấy, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ từ 4 - 8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhiều phụ huynh vẫn cho rằng răng sữa sẽ được thay bởi răng vĩnh viễn nên không quan tâm đến việc giữ gìn, vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Sâu răng sữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

Sâu răng sữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, uống nước có ga…là nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng mà phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu (lợi). Bên cạnh đó, trẻ chưa biết tự vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng thường qua loa. Khi trẻ không được vệ sinh chăm sóc răng miệng thường xuyên, các mảng bám có chứa vi khuẩn tích tụ trên răng và các vùng mô nướu xung quanh. Đặc biệt, các khe nướu - nơi tiếp giáp giữa nướu và răng là nơi vi khuẩn dễ tích tụ nhất nhưng lại khó làm sạch nhất khiến nguy cơ viêm nướu (lợi) cao.

Viêm nướu (lợi) không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ tấn công răng và gây nên tình trạng sâu răng, áp- xe răng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sưng mặt, sốt và thậm chí, vi khuẩn có thể lan qua đường máu, gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Khe nướu (lợi) là khu vực vi khuẩn dễ tích tụ, lâu dần tạo nên "ổ vi khuẩn" xâm nhập gây tổn thương răng và nướu (lợi).

Khe nướu (lợi) là khu vực vi khuẩn dễ tích tụ, lâu dần tạo nên "ổ vi khuẩn" xâm nhập gây tổn thương răng và nướu (lợi).

Các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ nhỏ, phụ huynh cần chú ý vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Sau đây là các tip bỏ túi giúp phụ huynh chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách:

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm

Việc vệ sinh răng miệng cho bé bắt đầu từ khi còn là trẻ sơ sinh, giai đoạn này bố mẹ có thể dùng gạc xỏ vào ngón tay, thấm một ít nước muối sinh lý và xoa đều mặt lưỡi, mặt nướu (lợi) cho bé. Khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên thì bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ, lông thật mềm để đánh răng cho trẻ sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy.

Tạo hứng thú thích đánh răng cho bé

Đối với trẻ em, đánh răng là một hành động khá khó, có thể gây khó chịu, phụ huynh cần kiên nhẫn giải thích cho con hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khen ngợi, khích lệ bé sau khi bé đánh răng xong. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý lựa chọn cho bé loại bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật, loại kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn. Phụ huynh cũng nên thường xuyên cùng đánh răng với bé và thi đua xem ai đánh răng đúng cách hơn, sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn. Từ đó, hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ khi trẻ còn nhỏ.

Cung cấp thực phẩm tốt, hạn chế thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng

Phụ huynh cần cung cấp cho con các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua… giúp răng miệng của bé chắc khỏe. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch miệng và loại bỏ mảng bám. Song song đó, hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như thực phẩm có nhiều đường (bánh, kẹo, nước có ga…)

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng ở trẻ.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng ở trẻ.

Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ

Khám răng định kỳ là cách hiệu quả để đảm bảo rằng răng sữa của bé phát triển đúng cách và không gặp vấn đề gì. Nha sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, viêm nướu (lợi) và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Phụ huynh cũng cần lưu ý lựa chọn kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, chọn loại có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng. Nhắc bé vệ sinh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng. Thay thế bàn chải đánh răng khi lông bị mòn và xòe ra.

P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu giúp nướu bám chắc lấy răng với kẽm Zinc và Vitamin E

Giữa răng và nướu có khe hở tự nhiên (khe nướu), nếu các mảng bám không được làm sạch đúng cách, để lâu có thể gây viêm nướu hoặc nặng hơn là tụt nướu.

Chăm nướu ngay với P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu với các hoạt chất làm sạch và giúp nướu bám chắc lấy răng:

Kẽm ZinC – làm sạch sâu vi khuẩn và mảng bám ngay cả trong khe nướu.

Vitamin E – giúp nuôi dưỡng nướu chắc khỏe từ bên trong.

P/S

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bao-ve-nhung-chiec-rang-sua-xinh-xan-tip-bo-tui-cho-phu-huynh-169250710174906397.htm