Bí ẩn hiện tượng dị thường tại Nam Cực, chuyên gia bối rối

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện một hiện tượng dị thường, bí ẩn tại hồ Vostok ở Nam Cực. Đó là hiện tượng từ tính bất thường bên dưới lớp băng, nằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất.

Được phát hiện vào những năm 1960, hồ Vostok là hồ lớn nhất ở Nam Cực và cũng là hồ dưới băng lớn nhất thế giới được phát hiện cho đến nay. Nằm ở độ sâu khoảng 4.000m dưới lớp băng, Vostok có diện tích lên tới 14.000 km2.

Được phát hiện vào những năm 1960, hồ Vostok là hồ lớn nhất ở Nam Cực và cũng là hồ dưới băng lớn nhất thế giới được phát hiện cho đến nay. Nằm ở độ sâu khoảng 4.000m dưới lớp băng, Vostok có diện tích lên tới 14.000 km2.

Trong nghiên cứu do Đại học Columbia thực hiện, các chuyên gia bất ngờ phát hiện một hiện tượng từ tính bất thường dưới lớp băng ở hồ Vostok tại Nam Cực. Tại đây, cường độ từ trường Trái đất đột ngột tăng mạnh, bao phủ diện tích hàng ngàn km vuông. Điều này khiến giới nghiên cứu loay hoay đi tìm lời giải về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Trong nghiên cứu do Đại học Columbia thực hiện, các chuyên gia bất ngờ phát hiện một hiện tượng từ tính bất thường dưới lớp băng ở hồ Vostok tại Nam Cực. Tại đây, cường độ từ trường Trái đất đột ngột tăng mạnh, bao phủ diện tích hàng ngàn km vuông. Điều này khiến giới nghiên cứu loay hoay đi tìm lời giải về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Theo các chuyên gia, hiện tượng từ tính được ghi nhận tại khu vực hồ Vostok có độ sâu khoảng 4.800m bên dưới bề mặt băng. Họ đã sử dụng công nghệ và máy móc hiện đại để quét nhiệt bề mặt và ghi nhận nhiệt độ nước trong hồ Vostok khoảng 10 - 18 độ C.

Theo các chuyên gia, hiện tượng từ tính được ghi nhận tại khu vực hồ Vostok có độ sâu khoảng 4.800m bên dưới bề mặt băng. Họ đã sử dụng công nghệ và máy móc hiện đại để quét nhiệt bề mặt và ghi nhận nhiệt độ nước trong hồ Vostok khoảng 10 - 18 độ C.

Phát hiện này cho thấy sự tồn tại của nguồn nhiệt dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu giải thích khi nước nóng làm tan băng trên mặt hồ Vostok, toàn bộ hồ được bao phủ bởi một mái vòm dốc cao hàng nghìn mét.

Phát hiện này cho thấy sự tồn tại của nguồn nhiệt dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu giải thích khi nước nóng làm tan băng trên mặt hồ Vostok, toàn bộ hồ được bao phủ bởi một mái vòm dốc cao hàng nghìn mét.

Những mẫu lõi băng được các nhà khoa học khoan đem về phòng nghiên cứu kiểm tra và phát hiện có sự tồn tại của vi sinh vật, nước, nhiệt, khí hô hấp và các hoạt động sống dưới mái vòm, đặc trưng cho các quá trình sinh học.

Những mẫu lõi băng được các nhà khoa học khoan đem về phòng nghiên cứu kiểm tra và phát hiện có sự tồn tại của vi sinh vật, nước, nhiệt, khí hô hấp và các hoạt động sống dưới mái vòm, đặc trưng cho các quá trình sinh học.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu đưa ra vài giả thuyết. Trong đó, giáo sư Michael Studinger - thành viên nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng trong quá trình hình thành lòng hồ, lớp vỏ gần hồ Vostok có thể đã bị kéo căng và mỏng đi, dẫn đến dị thường từ tính cục bộ.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu đưa ra vài giả thuyết. Trong đó, giáo sư Michael Studinger - thành viên nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng trong quá trình hình thành lòng hồ, lớp vỏ gần hồ Vostok có thể đã bị kéo căng và mỏng đi, dẫn đến dị thường từ tính cục bộ.

Tuy nhiên, nhà địa chất học Ron Nicks cho rằng, việc kéo căng và làm mỏng lớp vỏ gần hồ Vostok sẽ làm nóng lớp đá bên dưới. Khi ấy, điều này sẽ dẫn tới làm giảm thay vì tăng khả năng khuếch đại cục bộ từ trường Trái đất. Như vậy, giả thuyết này không phù hợp với những điều đang xảy ra ở hồ Vostok.

Tuy nhiên, nhà địa chất học Ron Nicks cho rằng, việc kéo căng và làm mỏng lớp vỏ gần hồ Vostok sẽ làm nóng lớp đá bên dưới. Khi ấy, điều này sẽ dẫn tới làm giảm thay vì tăng khả năng khuếch đại cục bộ từ trường Trái đất. Như vậy, giả thuyết này không phù hợp với những điều đang xảy ra ở hồ Vostok.

Một giả thuyết khác được các nhà nghiên cứu đưa ra là sự tích tụ của kim loại có thể đã gây ra hiện tượng dị thường từ tính. Để có thể tìm được bằng chứng để củng cố giả thuyết này là điều không hề dễ dàng.

Một giả thuyết khác được các nhà nghiên cứu đưa ra là sự tích tụ của kim loại có thể đã gây ra hiện tượng dị thường từ tính. Để có thể tìm được bằng chứng để củng cố giả thuyết này là điều không hề dễ dàng.

Dù khó khăn nhưng các chuyên gia đã và đang tiếp tục việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bí ẩn ở Nam Cực.

Dù khó khăn nhưng các chuyên gia đã và đang tiếp tục việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bí ẩn ở Nam Cực.

Mời độc giả xem video: Bắt được quái vật “ngoài hành tinh” 20 cánh tay ở Nam Cực.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-hien-tuong-di-thuong-tai-nam-cuc-chuyen-gia-boi-roi-2101878.html