Bí ẩn pho tượng Phật mẫu Tara bằng đồng là Quốc bảo Việt Nam

Ngày xuân cùng chiêm ngưỡng pho tượng bí ẩn Phật mẫu Tara bằng đồng, được công nhận là Quốc Bảo của Việt Nam.

Bức tượng Tara bằng đồng được chế tác cực kỳ tinh xảo

Bức tượng Tara bằng đồng được chế tác cực kỳ tinh xảo

Tượng Phật mẫu Tara trong tư thế đứng với trang phục váy dài và ngực trần

Tượng Phật mẫu Tara trong tư thế đứng với trang phục váy dài và ngực trần

Tượng Phật mẫu Tara cao 1,14m, được chế tác khoảng thế kỷ thứ 9, thế kỷ thứ 10, hiện được trưng ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Tượng Phật mẫu Tara cao 1,14m, được chế tác khoảng thế kỷ thứ 9, thế kỷ thứ 10, hiện được trưng ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Nơi phát hiện pho tượng là một phế tích lớn của vương triều Chămpa, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chuyên gia khảo cổ người Pháp Parmentier đã khai quật phế tích này đầu thế kỷ XX và nhận thấy đây là một Phật viện lớn được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, với phong cách nghệ thuật độc đáo.

Nơi phát hiện pho tượng là một phế tích lớn của vương triều Chămpa, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chuyên gia khảo cổ người Pháp Parmentier đã khai quật phế tích này đầu thế kỷ XX và nhận thấy đây là một Phật viện lớn được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, với phong cách nghệ thuật độc đáo.

Ảnh Phật viện Đồng Dương chụp trong chuyến thám hiểm của đoàn Henri Parmentier năm 1902. Ảnh: Tư liệu

Ảnh Phật viện Đồng Dương chụp trong chuyến thám hiểm của đoàn Henri Parmentier năm 1902. Ảnh: Tư liệu

Pho tượng với eo thon và ngực trần đầy sung mãn của người mẹ

Pho tượng với eo thon và ngực trần đầy sung mãn của người mẹ

Bầu ngực trần căng tròn đầy tính biểu tượng phồn thực, mang đến sự no đủ, ấm áp, bình yên và tràn đầy hạnh phúc.

Bầu ngực trần căng tròn đầy tính biểu tượng phồn thực, mang đến sự no đủ, ấm áp, bình yên và tràn đầy hạnh phúc.

Phải đến năm 1978, do một phát hiện tình cờ, bức tượng đồng thần bí, vô giá mới xuất lộ dưới các phế tích. Bức tượng còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm yên vị trong lòng đất. Người dân địa phương đã bảo vệ. chăm sóc bức tượng như một vị thần của quê hương mình.

Phải đến năm 1978, do một phát hiện tình cờ, bức tượng đồng thần bí, vô giá mới xuất lộ dưới các phế tích. Bức tượng còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm yên vị trong lòng đất. Người dân địa phương đã bảo vệ. chăm sóc bức tượng như một vị thần của quê hương mình.

Năm 1981, bức tượng Tara thần bí được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng.

Năm 1981, bức tượng Tara thần bí được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng.

Năm 2012, pho tượng Đức Phật mẫu Tara bí ẩn được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam

Năm 2012, pho tượng Đức Phật mẫu Tara bí ẩn được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam

Khuôn mặt vuông vức, tai to và đặc biệt là có con mắt ở trán - ấn đường rất uy nghiêm

Khuôn mặt vuông vức, tai to và đặc biệt là có con mắt ở trán - ấn đường rất uy nghiêm

Trên đầu Bồ tát Tara đội một chiếc mũ Jatamukuta cổ điển bọc lấy bộ tóc quấn cao ở bên trong. Phía trước mũ có hình vị Phật Adiđà, chính là Bổn tôn của Phật Quán âm

Trên đầu Bồ tát Tara đội một chiếc mũ Jatamukuta cổ điển bọc lấy bộ tóc quấn cao ở bên trong. Phía trước mũ có hình vị Phật Adiđà, chính là Bổn tôn của Phật Quán âm

Tương truyền trong Phật giáo, thánh nữ Tara/Bồ tát Tara cũng chính là Phật mẫu Tara được sinh ra từ giọt nước mắt của Phật/Bồ tát Quán thế âm. Xúc động trước nỗi khổ cùng cực của trần thế, Phật quán thế âm đã nhỏ những giọt lệ nóng hổi. Những giọt lệ đó hòa quện hóa thành một biến thân/hóa thân mới của Phật Quán âm có tên là Tara.

Tương truyền trong Phật giáo, thánh nữ Tara/Bồ tát Tara cũng chính là Phật mẫu Tara được sinh ra từ giọt nước mắt của Phật/Bồ tát Quán thế âm. Xúc động trước nỗi khổ cùng cực của trần thế, Phật quán thế âm đã nhỏ những giọt lệ nóng hổi. Những giọt lệ đó hòa quện hóa thành một biến thân/hóa thân mới của Phật Quán âm có tên là Tara.

Bức tượng thu hút khách tham quan không chỉ vẻ đẹp của những đường nét chạm trổ tinh tế mà còn bởi những 2 hiện vật bí ấn bị mất ở đôi tay của bức tượng.

Bức tượng thu hút khách tham quan không chỉ vẻ đẹp của những đường nét chạm trổ tinh tế mà còn bởi những 2 hiện vật bí ấn bị mất ở đôi tay của bức tượng.

Theo các chuyên gia, vật thứ nhất là một bông sen nở gồm 5 cánh đều đặn ôm gọn sát một bát sen tròn bên trong. Bông sen này tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ, tình yêu thương, sự sinh sôi nảy nở. Vật thứ hai là con ốc biển có chiều cao 7,2cm tượng trưng cho sự chủ trì mọi âm thanh, là pháp khí giúp lắng nghe, thanh lọc, ban phát niềm hy vọng cho mọi loài vật trên thế gian.

Theo các chuyên gia, vật thứ nhất là một bông sen nở gồm 5 cánh đều đặn ôm gọn sát một bát sen tròn bên trong. Bông sen này tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ, tình yêu thương, sự sinh sôi nảy nở. Vật thứ hai là con ốc biển có chiều cao 7,2cm tượng trưng cho sự chủ trì mọi âm thanh, là pháp khí giúp lắng nghe, thanh lọc, ban phát niềm hy vọng cho mọi loài vật trên thế gian.

Rất tiếc là trên bàn tay bị hư hại một phần. Trong cuốn sách Phật viện Đồng Dương, PGS.TS Ngô Văn Doanh kể lại cuộc trao đổi với ông Trà Gặp - một trong ba người phát hiện pho tượng năm 1978. Ông Gặp cho biết, lúc mới tìm thấy, nhóm ông cho rằng tượng công chúa bằng kim loại quý nên đập gãy hai vật nhỏ cầm trên tay để xem thực hư. Từ sự tò mò này mà cổ vật quý lại phát sinh một chuyện nữa. Khi tượng được đưa về bảo tàng thì con ốc và đóa sen vẫn được giữ ở xã Bình Định Bắc

Rất tiếc là trên bàn tay bị hư hại một phần. Trong cuốn sách Phật viện Đồng Dương, PGS.TS Ngô Văn Doanh kể lại cuộc trao đổi với ông Trà Gặp - một trong ba người phát hiện pho tượng năm 1978. Ông Gặp cho biết, lúc mới tìm thấy, nhóm ông cho rằng tượng công chúa bằng kim loại quý nên đập gãy hai vật nhỏ cầm trên tay để xem thực hư. Từ sự tò mò này mà cổ vật quý lại phát sinh một chuyện nữa. Khi tượng được đưa về bảo tàng thì con ốc và đóa sen vẫn được giữ ở xã Bình Định Bắc

Cận cảnh vỏ ốc biển (trài) và đóa sen nở (phải), 2 pháp khí được coi là gắn liền với Đức Phật mẫu Tara và Phật Quán âm

Cận cảnh vỏ ốc biển (trài) và đóa sen nở (phải), 2 pháp khí được coi là gắn liền với Đức Phật mẫu Tara và Phật Quán âm

Tượng thờ Tara xuất hiện khá nhiều trong Phật giáo Đại thừa, với nhiều biến thể khác nhau, tùy vai trò và lĩnh vực cứu khổ cứu nạn, phù hộ độ trì. Có Tara Xanh, Đỏ, Trắng, Vàng, Đen, với 21 Độ Mẫu Tara khác nhau…

Tượng thờ Tara xuất hiện khá nhiều trong Phật giáo Đại thừa, với nhiều biến thể khác nhau, tùy vai trò và lĩnh vực cứu khổ cứu nạn, phù hộ độ trì. Có Tara Xanh, Đỏ, Trắng, Vàng, Đen, với 21 Độ Mẫu Tara khác nhau…

Lục độ Mẫu Tara và 21 hình tượng Đức Tara

Lục độ Mẫu Tara và 21 hình tượng Đức Tara

Một người mẹ người Nga trước tượng Phật mẫu Tara

Một người mẹ người Nga trước tượng Phật mẫu Tara

Du khách chiêm bái tượng Phật Mẫu Tara và tìm hiểu thông tin về Bảo vật Quốc gia Việt Nam tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Du khách chiêm bái tượng Phật Mẫu Tara và tìm hiểu thông tin về Bảo vật Quốc gia Việt Nam tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Chi tiết vỏ ốc một trong những Pháp khí biểu trưng của Phật mẫu Tara và Phật Quán âm

Chi tiết vỏ ốc một trong những Pháp khí biểu trưng của Phật mẫu Tara và Phật Quán âm

2 pháp khí này, khi được hội với pho tượng, chính là sự hoàn chỉnh của Bảo vật Quốc gia vô giá của Phật giáo Việt Nam cũng như văn hóa Việt Nam

2 pháp khí này, khi được hội với pho tượng, chính là sự hoàn chỉnh của Bảo vật Quốc gia vô giá của Phật giáo Việt Nam cũng như văn hóa Việt Nam

Hà Phương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-pho-tuong-phat-mau-tara-bang-dong-la-quoc-bao-viet-nam-post361261.antd