Bí mật cuộc sống hoàng gia châu Âu thời Trung cổ, khác xa phim ảnh

Cuộc sống sinh hoạt của hoàng gia châu Âu thời Trung cổ thu hút sự tò mò của công chúng. Trong đó, những bí mật về đời sống hàng ngày của nhà vua và hoàng hậu khác xa phim ảnh.

Vào thời Trung cổ, nhiều quốc gia ở châu Âu theo chế độ quân chủ. Theo đó, đứng đầu đất nước là nhà vua nắm trong tay quyền lực tối thượng. Ngoài nhà vua, cuộc sống của hoàng hậu và các thành viên hoàng gia cũng trở thành chủ đề khiến nhiều người tò mò.

Vào thời Trung cổ, nhiều quốc gia ở châu Âu theo chế độ quân chủ. Theo đó, đứng đầu đất nước là nhà vua nắm trong tay quyền lực tối thượng. Ngoài nhà vua, cuộc sống của hoàng hậu và các thành viên hoàng gia cũng trở thành chủ đề khiến nhiều người tò mò.

Trong số này, nhà vua và hoàng hậu là những người đứng đầu đất nước và có sức ảnh hưởng lớn. Khi xem nhiều bộ phim về thời kỳ này, đa số mọi người cứ ngỡ họ có cuộc sống xa hoa, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Thế nhưng, trên thực tế, nhà vua và hoàng hậu thường không có chuyện tình đẹp như cổ tích. Cuộc hôn nhân của họ mang đậm màu chính trị khi được người thân sắp xếp hôn sự để củng cố địa vị, quyền lực.

Trong số này, nhà vua và hoàng hậu là những người đứng đầu đất nước và có sức ảnh hưởng lớn. Khi xem nhiều bộ phim về thời kỳ này, đa số mọi người cứ ngỡ họ có cuộc sống xa hoa, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Thế nhưng, trên thực tế, nhà vua và hoàng hậu thường không có chuyện tình đẹp như cổ tích. Cuộc hôn nhân của họ mang đậm màu chính trị khi được người thân sắp xếp hôn sự để củng cố địa vị, quyền lực.

Ngay cả sau khi kết hôn, nhà vua và hoàng hậu cũng không có thời gian riêng tư bên nhau. Do là chủ nhân của cung điện, người đứng đầu đất nước và hoàng tộc nên nhà vua và hoàng hậu luôn có người hầu đi theo. Những người này đi theo hầu hạ nhà vua, hoàng hậu để đảm bảo sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của chủ nhân. Tuy nhiên, điều này đôi lúc khiến nhà vua và hoàng hậu không thoải mái vì luôn có người "giám sát" nhất cử nhất động.

Ngay cả sau khi kết hôn, nhà vua và hoàng hậu cũng không có thời gian riêng tư bên nhau. Do là chủ nhân của cung điện, người đứng đầu đất nước và hoàng tộc nên nhà vua và hoàng hậu luôn có người hầu đi theo. Những người này đi theo hầu hạ nhà vua, hoàng hậu để đảm bảo sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của chủ nhân. Tuy nhiên, điều này đôi lúc khiến nhà vua và hoàng hậu không thoải mái vì luôn có người "giám sát" nhất cử nhất động.

Ngay cả khi nhà vua và hoàng hậu đi ngủ, họ cũng không bao giờ đóng cửa phòng vì những người hầu luôn túc trực ở bên ngoài, ghi chép tỉ mỉ về các sinh hoạt hàng ngày của chủ nhân.

Ngay cả khi nhà vua và hoàng hậu đi ngủ, họ cũng không bao giờ đóng cửa phòng vì những người hầu luôn túc trực ở bên ngoài, ghi chép tỉ mỉ về các sinh hoạt hàng ngày của chủ nhân.

Sau khi mang thai con của vua, hoàng hậu phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, Trong số này, vào thời kỳ Tudors, hoàng hậu bị "nhốt" trong phòng ngủ một thời gian dài trước khi sinh cho đến khi công chúa hay hoàng tử chào đời.

Sau khi mang thai con của vua, hoàng hậu phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, Trong số này, vào thời kỳ Tudors, hoàng hậu bị "nhốt" trong phòng ngủ một thời gian dài trước khi sinh cho đến khi công chúa hay hoàng tử chào đời.

Trong khoảng thời gian đó, các cửa sổ trong phòng đều được đóng kín, buông rèm. Không một người đàn ông nào có thể vào căn phòng của hoàng hậu cho đến khi em bé hoàng gia chào đời.

Trong khoảng thời gian đó, các cửa sổ trong phòng đều được đóng kín, buông rèm. Không một người đàn ông nào có thể vào căn phòng của hoàng hậu cho đến khi em bé hoàng gia chào đời.

Vua và các thành viên hoàng tộc ở châu Âu thời Trung cổ không ở cố định tại một cung điện. Họ sở hữu nhiều cung điện, lâu đài nguy nga tráng lệ nên thường "đổi nhà" theo sở thích hoặc vì lý do an ninh.

Vua và các thành viên hoàng tộc ở châu Âu thời Trung cổ không ở cố định tại một cung điện. Họ sở hữu nhiều cung điện, lâu đài nguy nga tráng lệ nên thường "đổi nhà" theo sở thích hoặc vì lý do an ninh.

Vào thời Trung cổ, hoàng hậu và những phụ nữ thuộc hoàng tộc thường làm tóc cầu kỳ. Họ búi cao tóc, tô điểm bằng hoa và trang sức quý giá.

Vào thời Trung cổ, hoàng hậu và những phụ nữ thuộc hoàng tộc thường làm tóc cầu kỳ. Họ búi cao tóc, tô điểm bằng hoa và trang sức quý giá.

Việc làm tóc tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc không chỉ để làm đẹp mà còn nhằm thể hiện địa vị, quyền lực. Đôi khi, kiểu tóc của họ còn bày tỏ quan điểm cá nhân trước những sự kiện nhất định mà các chuẩn mực xã hội không cho phép họ công khai nói ra.

Việc làm tóc tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc không chỉ để làm đẹp mà còn nhằm thể hiện địa vị, quyền lực. Đôi khi, kiểu tóc của họ còn bày tỏ quan điểm cá nhân trước những sự kiện nhất định mà các chuẩn mực xã hội không cho phép họ công khai nói ra.

Trong số này, hoàng hậu Pháp Marie Antoinette từng để một kiểu tóc đặc biệt nhân dịp chồng - vua Louis XVI tiêm phòng bệnh đậu mùa. Vào thời điểm đó, tiêm chủng được coi là một điều nguy hiểm nên nhiều người dân sợ hãi không dám đi tiêm. Với việc sáng tạo ra kiểu tóc "độc đáo" nhằm tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng bệnh đậu mùa, kiểu tóc này càng trở nên phổ biến và người dân sẵn sàng tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Trong số này, hoàng hậu Pháp Marie Antoinette từng để một kiểu tóc đặc biệt nhân dịp chồng - vua Louis XVI tiêm phòng bệnh đậu mùa. Vào thời điểm đó, tiêm chủng được coi là một điều nguy hiểm nên nhiều người dân sợ hãi không dám đi tiêm. Với việc sáng tạo ra kiểu tóc "độc đáo" nhằm tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng bệnh đậu mùa, kiểu tóc này càng trở nên phổ biến và người dân sẵn sàng tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Trải nghiệm tiệc hoàng gia trong cung điện của Hàn Quốc. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-cuoc-song-hoang-gia-chau-au-thoi-trung-co-khac-xa-phim-anh-1994938.html