Bí quyết để Hà Tĩnh trở thành 1 trong 15 tỉnh điển hình trong thực hiện Đề án 06

Hơn 2 năm vào cuộc quyết liệt, tích cực tháo gỡ 'điểm nghẽn', Hà Tĩnh được công nhận là 1 trong 15 địa phương trên toàn quốc có cách làm hay trong thực hiện Đề án 06.

 Việc hưởng ứng triển khai đăng ký cấp phát và sử dụng chữ ký số thể hiện rõ vai trò gương mẫu, đi đầu của lực lượng Công an Hà Tĩnh trong thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06.

Việc hưởng ứng triển khai đăng ký cấp phát và sử dụng chữ ký số thể hiện rõ vai trò gương mẫu, đi đầu của lực lượng Công an Hà Tĩnh trong thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06.

Tháng 1/2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Khi bắt đầu "vào cuộc", Hà Tĩnh đã xác định việc triển khai thực hiện Đề án 06 là nhiệm vụ chính trị quan trọng phục vụ chuyển đổi số, giúp người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng những tiện ích mà Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) đem lại.

Với tinh thần đó, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, khẩn trương. Tổ công tác Đề án 06 các cấp đã được thành lập để triển khai nhiệm vụ. Đặc biệt, Công an tỉnh với vai trò là cơ quan thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện; duy trì hoạt động các nhóm điều hành xuyên suốt từ tỉnh đến thôn, xóm.

 Chiến dịch cấp CCCD của Công an Hà Tĩnh trong 3 năm (2020-2023) đã để lại nhiều dấu ấn.

Chiến dịch cấp CCCD của Công an Hà Tĩnh trong 3 năm (2020-2023) đã để lại nhiều dấu ấn.

Công an cấp huyện, cấp xã phát huy tối đa vai trò nòng cốt với phương châm "bám người dân, bám cơ sở" đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tiện ích của ứng dụng VNeID, tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT).

Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an các địa phương thành lập các tổ công tác lưu động, bố trí máy móc, thiết bị, sẵn sàng phục vụ người dân kích hoạt tài khoản ĐDĐT. Với những trường hợp đặc biệt như người già, bị bệnh tật đi lại khó khăn, các thành viên trong tổ công tác đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để kích hoạt cho bà con.

 Đoàn thanh niên, hội phụ nữ "đi từng ngõ, gõ từng nhà" hỗ trợ nhân dân kích hoạt VNeID.

Đoàn thanh niên, hội phụ nữ "đi từng ngõ, gõ từng nhà" hỗ trợ nhân dân kích hoạt VNeID.

Là "cánh tay nối dài" của lực lượng công an cơ sở trong thực hiện Đề án 06, các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, soát từng trường dữ liệu”; tích cực hướng dẫn, trợ giúp người dân thực hiện các quy trình đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản ĐDĐT mức độ 1, mức độ 2.

Đặc biệt, để quá trình thực hiện Đề án 06 thông suốt, hiệu quả, Công an tỉnh thường xuyên giao ban định kỳ để tháo gỡ các "điểm nghẽn".

 Đại biểu tại điểm cầu các huyện, thị, thành tham gia hội nghị giao ban công tác tháng 4/2024 do Tổ công tác Đề án 06 tỉnh tổ chức.

Đại biểu tại điểm cầu các huyện, thị, thành tham gia hội nghị giao ban công tác tháng 4/2024 do Tổ công tác Đề án 06 tỉnh tổ chức.

Ngoài việc huy động "sức người", tỉnh cũng đã tăng cường huy động kinh phí từ nội tại và nguồn kinh phí xã hội hóa với số tiền gần 3 tỷ đồng để đầu tư mua sắm, máy móc thiết bị phục vụ cấp thẻ CCCD và thu nhận hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT.

Góp phần vào sự thành công của Đề án 06 không thể thiếu các mô hình điểm. Sau khi xây dựng 21 mô hình điểm đưa vào hoạt động và đánh giá tính hiệu quả, Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng thêm 23 mô hình khác trên địa bàn.

 Thiết bị xác thực sinh trắc tại Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp) có chức năng đọc và xác nhận độ trùng khớp giữa khuôn mặt của người yêu cầu công chứng với khuôn mặt đã được tích hợp, lưu trữ trong chip gắn trên thẻ CCCD.

Thiết bị xác thực sinh trắc tại Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp) có chức năng đọc và xác nhận độ trùng khớp giữa khuôn mặt của người yêu cầu công chứng với khuôn mặt đã được tích hợp, lưu trữ trong chip gắn trên thẻ CCCD.

Hiện tại, 44 mô hình này đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng lộ trình đề ra, bước đầu cho thấy kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chuyển đổi số. Trong đó, một số mô hình nổi bật gồm mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; mô hình khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD có gắn chip và ứng dụng VNeID...

Hơn 2 năm thực hiện đề án, Hà Tĩnh đã phát huy sức mạnh của tập thể, huy động cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện chiến dịch cấp thẻ CCCD và cài đặt, kích hoạt tài khoản ĐDĐT.

 Lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Y tế kiểm tra thí điểm về thông báo lưu trú qua phần mềm ASM.

Lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Y tế kiểm tra thí điểm về thông báo lưu trú qua phần mềm ASM.

Năm 2023, Hà Tĩnh đã trở thành địa phương thứ 2 trong cả nước (sau tỉnh Hà Nam) hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn.

Chỉ một năm sau (2024), tỉnh đã được Chính phủ ghi nhận là 1 trong 15 tỉnh, thành có cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Đề án 06.

Để thực hiện hiệu quả Đề án 06, thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06 trong giai đoạn hiện nay; tăng cường công tác tuyên truyền, bám sát mục tiêu cụ thể trong từng thời điểm; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống trong quá trình chia sẻ, kết nối, làm sạch dữ liệu chuyên ngành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ số hóa dữ liệu phục vụ kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Quan trọng nhất, tận dụng tối đa sự ủng hộ của chính quyền và người dân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu theo Đề án 06.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh Hà Tĩnh

Thùy Dương

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/bi-quyet-de-ha-tinh-tro-thanh-1-trong-15-tinh-dien-hinh-trong-thuc-hien-de-an-06-post268647.html