Bước ngoặt về thể chế đại diện cho người lao động

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, tại Điều 10 đã quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội 'trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam' là điểm mới quan trọng.

Bà Trần Thị Hải Yến, Thành ủy viên,
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Tuyên Quang

Đồng thời, tạo điều kiện để tăng cường sự phối hợp giữa Công đoàn với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và đảm bảo các hoạt động chăm lo người lao động gắn với phong trào toàn dân và chiến lược đoàn kết toàn dân tộc. Dự thảo cũng bổ sung Công đoàn là “đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn”. Đây là bước tiến rất quan trọng, nâng tầm vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Khi được ghi nhận trong Hiến pháp, các tổ chức Công đoàn ở địa phương như chúng tôi có thể chủ động hơn trong các hoạt động liên kết, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt là tham gia xây dựng chính sách lao động từ sớm, từ cơ sở.

Đặc biệt, cụm từ “đoàn viên công đoàn và người lao động” được sử dụng thay cho “người lao động” như trong Hiến pháp 2013. Việc phân định rõ hai nhóm đối tượng này giúp xác lập cụ thể phạm vi trách nhiệm: Công đoàn có vai trò sâu sát hơn với đoàn viên, đồng thời vẫn duy trì hoạt động đại diện, hỗ trợ và vận động người lao động chưa gia nhập tổ chức. Đây là cơ hội để mở rộng lực lượng đoàn viên và tăng cường sức mạnh tổ chức Công đoàn.

Nguồn Tuyên Quang: http://baotuyenquang.com.vn/buoc-ngoat-ve-the-che-dai-dien-cho-nguoi-lao-dong-212368.html