Các công ty đa quốc gia sẽ phải tiết lộ chi tiết về các loại thuế phải nộp
Yêu cầu các công ty tiết lộ công khai số tiền thuế họ phải trả tại từng quốc gia có thể hạn chế hành vi tránh thuế quốc tế và giảm rủi ro tranh chấp gây thiệt hại với chính quyền nước sở tại, các nhà vận động của Mỹ đang nhấn mạnh vấn đề này tại các cuộc họp hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Thuế tối thiểu toàn cầu – Ứng xử của các nước trong bối cảnh hiện tại và khuyến nghị đối với Việt Nam Làm gì để không mất quyền thu thuế khi áp dụng “Thuế suất tối thiểu toàn cầu”? Anh : Thuế dịch vụ kỹ thuật số đã không được “tính đúng, tính đủ”
Tăng tính minh bạch về thuế
Một liên minh gồm các nhà đầu tư và các nhà hoạt động đang tìm kiếm sự ủng hộ của cổ đông để tăng tính minh bạch về thuế tại các cuộc họp thường niên của một số công ty lớn nhất của Mỹ trong những tuần tới, khiến nó trở thành biên giới mới nhất trong cuộc chiến về báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
“Các nhà đầu tư cần biết mức độ phù hợp của các chiến lược thuế của doanh nghiệp, để họ có thể đánh giá mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận” - Ian Gary, Giám đốc điều hành của Liên minh Trách nhiệm tài chính và Minh bạch doanh nghiệp cho biết.
Các nhà vận động đã phấn khởi trước các động thái của cơ quan lập pháp ở Úc và Liên minh châu Âu nhằm buộc các công ty phải tiết lộ nhiều hơn về các khoản thuế phải nộp ở các quốc gia, mặc dù một số nhóm quản lý quỹ lớn nhất ở Mỹ vẫn phản đối ý tưởng này. Sự minh bạch này, những người chỉ trích cho rằng sẽ khiến các công ty vấp phải sự “giám sát thù địch” mà cuối cùng, có thể làm tăng số thuế phải nộp của họ trên khắp thế giới, gây bất lợi cho các cổ đông.
Chiến dịch minh bạch về thuế bắt đầu với việc giám sát các công ty công nghệ có chuyển lợi nhuận sang các quốc gia/khu vực có thuế thấp để hạn chế mức thuế phải nộp.
Vào năm 2022, liên minh nói trên lần đầu tiên hoạt động với việc tập trung các nỗ lực vào các công ty công nghệ, sau những tranh cãi về cách mà các Big Tech (các công ty công nghệ khổng lồ) chuyển lợi nhuận sang các quốc gia/khu vực có thuế thấp để hạn chế mức thuế phải nộp, đồng thời mở rộng chiến dịch của mình trong năm nay sang ngành dầu mỏ.
Oxfam America, một thành viên của liên minh, đã đưa ra các đề xuất với các cổ đông của ExxonMobil, Chevron và ConocoPhillips để giới thiệu báo cáo thuế theo từng quốc gia, nói rằng “tránh thuế là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng” và “những thách thức kinh tế đã làm gia tăng mối lo ngại của chính phủ đối với doanh nghiệp tránh đánh thuế".
OECD yêu cầu các công ty tiết lộ thêm các khoản thuế phải nộp tại các quốc gia để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thuế, nhưng việc công khai thông tin đó đang gây tranh cãi. Các nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới đã phản đối việc tiết lộ công khai, BlackRock và Vanguard, 2 quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới hiện đang nắm giữ cổ phần chi phối trong hầu hết các công ty niêm yết, đã bỏ phiếu chống lại các đề xuất minh bạch thuế của Amazon, Microsoft và Cisco Systems vào năm ngoái.
Một nhà quản lý quỹ lớn cho rằng, các công ty tự đặt mình lên trên hành lang quy định bằng cách báo cáo lợi nhuận theo từng quốc gia có nguy cơ bị giám sát có thể gây tổn hại đến danh tiếng của họ.
“Sẽ có rủi ro đối với các công ty đi tiên phong tiết lộ thông tin trong khi các đồng nghiệp của họ chưa bắt đầu” - người này cho biết.
Khuyến khích công khai
Các bộ nhận diện đã được giới thiệu tại ban tư vấn nhà đầu tư của Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ vào tháng 12 năm ngoái. Một thành viên của ban này cho rằng, việc tiết lộ thông tin sẽ dẫn đến các loại thuế bổ sung có thể gây tổn hại đến lợi nhuận của cổ đông, nhưng một thành viên khác lại cho rằng các cổ đông đã phải đối mặt với nguy cơ tranh chấp về thuế - trong khi không biết chúng có thể nổ ra ở đâu.
Các công ty dầu mỏ Shell và Hess nằm trong số ít các công ty tự nguyện tiết lộ các khoản nộp thuế theo từng quốc gia. Các nhà vận động cho biết, yêu cầu này không quá khó vì các công ty trong ngành công nghiệp khai thác đã được Mỹ yêu cầu tiết lộ về các khoản thanh toán thuế theo từng dự án.
EU năm nay cũng đã bắt đầu yêu cầu các công ty đa quốc gia tiết lộ các khoản thuế phải trả ở các quốc gia thành viên và tại các thiên đường thuế được chỉ định, trong khi Chính phủ Úc hôm 6/4 đã đưa ra dự thảo luật yêu cầu báo cáo đầy đủ theo từng quốc gia.
Mức độ ủng hộ cao nhất của cổ đông đối với đề xuất báo cáo theo từng quốc gia là tại Cisco vào tháng 12/2022, với 27% cổ đông đã bỏ phiếu ủng hộ.
Trước đó, vào tháng 12/2022, Hội đồng Liên minh châu Âu, bao gồm các bộ trưởng từ các quốc gia thành viên, đã phê chuẩn một chỉ thị áp dụng mức thuế tối thiểu đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng.
EU năm nay cũng đã bắt đầu yêu cầu các công ty đa quốc gia tiết lộ các khoản thuế phải trả ở các quốc gia thành viên và tại các thiên đường thuế được chỉ định, trong khi Chính phủ Úc hôm 6/4 đã đưa ra dự thảo luật yêu cầu báo cáo đầy đủ theo từng quốc gia.
Các quốc gia EU phải chuyển các đề xuất được nêu trong chỉ thị thành luật trong nước vào cuối năm 2023. Nếu không làm như vậy, một quốc gia có thể bị đưa ra Tòa án Công lý châu Âu. Thỏa thuận của EU mang lại “sự bảo vệ cho các quốc gia khác ủng hộ mức thuế tối thiểu toàn cầu nhưng không muốn trở thành người đi đầu”.
OECD ước tính, khoảng 1.800 đến 2.000 công ty có trụ sở tại EU sẽ nằm trong phạm vi áp thuế, trong tổng số khoảng 8.000 công ty trên toàn cầu. Thỏa thuận này, được thiết kế để loại bỏ hành vi tránh thuế và chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp, sẽ áp dụng cho tất cả các công ty đa quốc gia có doanh thu hàng năm hơn 750 triệu Euro.
Thuế dự kiến sẽ tăng thêm 150 tỷ USD hàng năm trên toàn thế giới. Khoản thuế này cũng được thiết kế để có tác động dây chuyền, với các quốc gia có nguy cơ bị mất doanh thu nếu họ không thực hiện nó. Các cơ quan tài chính tuân thủ mức thuế sàn có thể thu thêm bằng cách áp đặt mức thuế lên tới 15% đối với thu nhập của các công ty con của nước ngoài có trụ sở tại các quốc gia không tuân thủ thỏa thuận. Làm như vậy, sẽ giảm bớt gánh nặng cho các công ty đa quốc gia buộc phải tuân thủ nhiều mã số thuế thay vì một tiêu chuẩn toàn cầu.
Mỹ cũng đã cố gắng đưa ra mức sàn 15% nhưng đã bỏ qua các yếu tố quan trọng của thỏa thuận OECD, bao gồm các biện pháp nhằm loại bỏ thông lệ các công ty đa quốc gia thành lập các công ty con tại các thiên đường thuế./.