Các NHTW chậm lại tốc độ nới lỏng do lo ngại rủi ro thuế quan

Việc cắt giảm lãi suất của các NHTW lớn đã chậm lại vào tháng 4, khi các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát do căng thẳng thương mại leo thang.

Theo đó trong tháng 4 vừa qua, chỉ có 5 trong số 10 NHTW giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất tổ chức họp. Trong đó chỉ có 2 NHTW cắt giảm lãi suất là NHTW châu Âu (ECB) và Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) khi cả hai đều cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản; 3 NHTW còn lại là Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), NHTW Nhật Bản (BOJ) và NHTW Canada (BoC) đều giữ nguyên lãi suất.

Trong khi 5 NHTW lớn còn lại ở Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Anh và Mỹ không nhóm họp vào tháng 4.

Trước đó vào tháng 2, có tới 5 trong số 10 NHTW lớn này đã cắt giảm lãi suất. Còn theo thống kê của Reuters, tính từ đầu năm đến nay tổng mức tăng lãi suất của các NHTW G10 là 25 điểm cơ bản thông qua một lần tăng lãi suất của BOJ, trong khi tổng mức lãi suất đã được cắt giảm là 325 điểm cơ bản sau 12 lần cắt giảm lãi suất của các NHTW G10.

Biểu đồ mô tả tổng số lượng và tổng giá trị của các lần tăng và cắt giảm lãi suất của 10 NHTW lớn. Các lần tăng có màu tím và các lần cắt giảm có màu vàng. (Nguồn: Reuters)

Biểu đồ mô tả tổng số lượng và tổng giá trị của các lần tăng và cắt giảm lãi suất của 10 NHTW lớn. Các lần tăng có màu tím và các lần cắt giảm có màu vàng. (Nguồn: Reuters)

Trọng tâm chính hiện nay chính là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra trong hai ngày 6-7/5. “Fed đang phải đối mặt với (một) sự đánh đổi chính sách ngày càng gay gắt giữa hoạt động (kinh tế) yếu hơn và lạm phát vẫn cứng đầu tại cuộc họp tuần này như được thấy trong dữ liệu GDP quý 1”, Jean Boivin - Người đứng đầu Viện Đầu tư BlackRock cho biết.

Tại các thị trường mới nổi cũng có một bức tranh tương tự, khi mà tốc độ nới lỏng cũng chậm lại trong số 18 NHTW ở các nền kinh tế đang phát triển mà Reuters theo dõi.

Theo đó trong tháng 4, chỉ có 4 trong số 13 NHTW tổ chức họp đã cắt giảm lãi suất, đó các NHTW ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Colombia, tất cả đều cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản; trong khi 8 NHTW khác đều giữ nguyên lãi suất và chỉ có duy nhất NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tăng lãi suất 350 điểm cơ bản để ngăn chặn dòng vốn chảy ra sau tình hình chính trị bất ổn trong nước.

“Sự dao động của đồng đôla, sự không chắc chắn của Fed và lo ngại rằng ngoại giao thuế quan sẽ thúc đẩy dòng vốn chảy ra đã đưa ra lưu ý thận trọng trong một số quyết định gần đây của các NHTW tại các thị trường mới nổi", Jon Harrison tại TS Lombard cho biết và dẫn chứng, cả Hàn Quốc và Indonesia đều giữ nguyên lãi suất mặc dù lạm phát thấp và triển vọng tăng trưởng xấu đi.

Biểu đồ hiển thị tổng số lượng và tổng giá trị của các đợt tăng và giảm lãi suất của 18 NHTW thị trường mới nổi. Các đợt tăng có màu tím và các đợt cắt giảm có màu vàng. (Nguồn: Reuters)

Biểu đồ hiển thị tổng số lượng và tổng giá trị của các đợt tăng và giảm lãi suất của 18 NHTW thị trường mới nổi. Các đợt tăng có màu tím và các đợt cắt giảm có màu vàng. (Nguồn: Reuters)

Động thái tăng lãi suất của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ và hai lần tăng lãi suất của NHTW Brazil kể từ đầu năm đã đưa tổng mức thắt chặt được thực hiện từ đầu năm 2025 cho đến nay lên 550 điểm cơ bản.

Ngược lại các NHTW các tại thị trường mới nổi khác đã thực hiện 14 lần cắt giảm lãi suất với tổng mức cắt giảm là 850 điểm cơ bản.

Hà Vy

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/cac-nhtw-cham-lai-toc-do-noi-long-do-lo-ngai-rui-ro-thue-quan-163822.html