Cần quan tâm hơn việc bảo tồn bảo vật quốc gia Bia Sùng Chỉ

Bia Sùng Chỉ ở xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) là bảo vật quốc gia, hiện đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo.

 Bia Sùng Chỉ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019, đặt tại đền thờ Sùng Chỉ ở thôn Đông Vinh, xã Tùng Lộc. Bia được dựng năm 1696 để ghi nhận công lao, sự nghiệp của danh nhân Hà Tông Mục (1653 – 1707), một Tiến sỹ, danh thần nổi tiếng thời Lê Trung hưng, có nhiều công trạng đối với đất nước. Trong ảnh: Cổng đền thờ Sùng Chỉ.

Bia Sùng Chỉ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019, đặt tại đền thờ Sùng Chỉ ở thôn Đông Vinh, xã Tùng Lộc. Bia được dựng năm 1696 để ghi nhận công lao, sự nghiệp của danh nhân Hà Tông Mục (1653 – 1707), một Tiến sỹ, danh thần nổi tiếng thời Lê Trung hưng, có nhiều công trạng đối với đất nước. Trong ảnh: Cổng đền thờ Sùng Chỉ.

 Trong khuôn viên đền thờ Sùng Chỉ hiện có: Bia Sùng Chỉ, bia ghi công mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục (bia nhỏ) cùng một sạp đá lớn để ông dùng uống trà, đánh cờ thuở trước. Để bảo vệ những cổ vật này, con cháu dòng tộc họ Hà đã lắp đặt hệ thống mái che nhằm bảo quản, tránh ảnh hưởng khi thời tiết khắc nghiệt.

Trong khuôn viên đền thờ Sùng Chỉ hiện có: Bia Sùng Chỉ, bia ghi công mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục (bia nhỏ) cùng một sạp đá lớn để ông dùng uống trà, đánh cờ thuở trước. Để bảo vệ những cổ vật này, con cháu dòng tộc họ Hà đã lắp đặt hệ thống mái che nhằm bảo quản, tránh ảnh hưởng khi thời tiết khắc nghiệt.

 Bia Sùng Chỉ là hiện vật độc bản. Bia nặng hơn một tấn, làm bằng đá xanh cao 1,6m, đặt trên đế ba cấp rộng 89 cm; thân bia kích thước 94x58 cm, mái che hình nón úp, đỉnh có hình hồ lô.

Bia Sùng Chỉ là hiện vật độc bản. Bia nặng hơn một tấn, làm bằng đá xanh cao 1,6m, đặt trên đế ba cấp rộng 89 cm; thân bia kích thước 94x58 cm, mái che hình nón úp, đỉnh có hình hồ lô.

 Trên thân bia là nhiều họa tiết trang trí theo kiến trúc thế kỷ XVII - XVIII (thời Lê - Trịnh), các áng mây cuộn xoắn lại cả hai đầu, phía sau mỗi áng mây có một dải mây cong vút. Trên thân bia được chia làm 4 mặt, mỗi mặt đều khắc các đại từ và câu đối chữ Hán. Theo thời gian, một số mặt của bia đã bị mòn, không nhìn được rõ chữ.

Trên thân bia là nhiều họa tiết trang trí theo kiến trúc thế kỷ XVII - XVIII (thời Lê - Trịnh), các áng mây cuộn xoắn lại cả hai đầu, phía sau mỗi áng mây có một dải mây cong vút. Trên thân bia được chia làm 4 mặt, mỗi mặt đều khắc các đại từ và câu đối chữ Hán. Theo thời gian, một số mặt của bia đã bị mòn, không nhìn được rõ chữ.

 “Vào dịp đầu xuân năm mới hoặc ngày 7/3 (âm lịch) – ngày giỗ danh nhân Hà Tông Mục, con cháu dòng tộc họ Hà lại tề tựu về đền thờ Sùng Chỉ để dâng hương, dọn vệ sinh. Tuy nhiên, do các hoạt động thờ tự chủ yếu ở đền thờ Hà Tông Mục nên thời gian để quan tâm, bảo tồn Bia Sùng Chỉ tại đền thờ Sùng Chỉ cũng không nhiều”, anh Hà Văn Cần – Tộc trưởng họ Hà cho biết.

“Vào dịp đầu xuân năm mới hoặc ngày 7/3 (âm lịch) – ngày giỗ danh nhân Hà Tông Mục, con cháu dòng tộc họ Hà lại tề tựu về đền thờ Sùng Chỉ để dâng hương, dọn vệ sinh. Tuy nhiên, do các hoạt động thờ tự chủ yếu ở đền thờ Hà Tông Mục nên thời gian để quan tâm, bảo tồn Bia Sùng Chỉ tại đền thờ Sùng Chỉ cũng không nhiều”, anh Hà Văn Cần – Tộc trưởng họ Hà cho biết.

 Do ít được quan tâm, không gian tại khu vực Bia Sùng Chỉ nói riêng và đền thờ Sùng Chỉ nói chung có phần nhếch nhác, cỏ dại mọc um tùm. Tại những lối đi đã đóng cặn bùn đất dày và lá khô do lâu ngày không được quét dọn.

Do ít được quan tâm, không gian tại khu vực Bia Sùng Chỉ nói riêng và đền thờ Sùng Chỉ nói chung có phần nhếch nhác, cỏ dại mọc um tùm. Tại những lối đi đã đóng cặn bùn đất dày và lá khô do lâu ngày không được quét dọn.

 Ngoài ra, một số cổ vật trong đền thờ như cặp chó đá giữ đền đã bị lấy trộm. Trong ảnh: Khu vực để cặp chó đá gác đền trước đây.

Ngoài ra, một số cổ vật trong đền thờ như cặp chó đá giữ đền đã bị lấy trộm. Trong ảnh: Khu vực để cặp chó đá gác đền trước đây.

 Lư hương đá thờ mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục cũng bị gãy, không thể sử dụng.

Lư hương đá thờ mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục cũng bị gãy, không thể sử dụng.

 Để gìn giữ một bảo vật quốc gia, con cháu dòng tộc họ Hà nói riêng và người dân Tùng Lộc nói chung mong muốn Bia Sùng Chỉ cũng như đền thờ Sùng Chỉ luôn được quan tâm, bảo tồn và dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo mỹ quan, hạn chế tình trạng xuống cấp.

Để gìn giữ một bảo vật quốc gia, con cháu dòng tộc họ Hà nói riêng và người dân Tùng Lộc nói chung mong muốn Bia Sùng Chỉ cũng như đền thờ Sùng Chỉ luôn được quan tâm, bảo tồn và dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo mỹ quan, hạn chế tình trạng xuống cấp.

Bia Sùng Chỉ là tư liệu quý giá về xuất thân và hành trạng của một người con ưu tú của vùng đất Tùng Lộc, một danh nhân lịch sử nổi tiếng của dải đất Hồng Lam - Tiến sĩ Hà Tông Mục. Do nhà thờ danh nhân Hà Tông Mục và Bia Sùng Chỉ nằm ở 2 vị trí khác nhau nên công tác quản lý, bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nguồn ngân sách địa phương hết sức eo hẹp nên chúng tôi rất mong muốn sớm có những nguồn hỗ trợ bảo tồn khác để có chi phí duy tu, bảo vệ hằng năm cho bảo vật này.

Ông Nguyễn Viết Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc

Video: Hiện trạng đền thờ Sùng Chỉ - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia Bia Sùng Chỉ.

Thanh Bình

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/can-quan-tam-hon-viec-bao-ton-bao-vat-quoc-gia-bia-sung-chi-post268938.html