Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lùn
Người mắc chứng lùn là một tình trạng có thể được di truyền hoặc phát triển do bệnh lý. Chứng lùn được định nghĩa là khi chiều cao của người trưởng thành dưới 147cm, chứng thấp lùn thường xuất hiện ở mức chiều cao trung bình khoảng 122cm.
1. Đông y có chữa được bệnh lùn không?
Lùn là một tình trạng có thể được di truyền hoặc phát triển do bệnh lý nên đông y không chữa được căn bệnh này.
Nội dung
1. Đông y có chữa được bệnh lùn không?
2. Các phương pháp điều trị bệnh lùn
3. Bệnh lùn có chữa khỏi được không?
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lùn
5. Chi phí khám chữa bệnh
2. Các phương pháp điều trị bệnh lùn
Nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lùn. Nói chung, các rối loạn được chia thành hai loại chính:
Lùn không cân xứng. Nếu kích thước cơ thể không cân xứng, một số bộ phận của cơ thể nhỏ và một số khác có kích thước trung bình hoặc kích thước trên trung bình. Rối loạn gây ra bệnh lùn không cân xứng ức chế sự phát triển của xương.
Lùn cân xứng. Một cơ thể nhỏ tương xứng nếu tất cả các bộ phận của cơ thể đều nhỏ ở cùng mức độ và dường như được cân đối giống như một cơ thể có tầm vóc trung bình. Điều kiện y tế hiện tại khi sinh hoặc xuất hiện ở trẻ nhỏ hạn chế sự tăng trưởng và phát triển tổng thể.
Việc điều trị lùn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Với mục tiêu điều trị chứng thấp lùn là tăng khả năng vận động và tối ưu hóa hoạt động chức năng cơ thể. Hầu hết các biện pháp điều trị không làm cải thiện chiều cao, nhưng giúp giảm các triệu chứng mà người lùn gặp phải và phòng ngừa biến chứng.
Liệu pháp hormone
Trong trường hợp nguyên nhân gây ra chứng thấp lùn là do thiếu hormone, việc bổ sung hormone có thể giúp thúc đẩy tăng chiều cao. Đây là một liệu pháp mà thường cần tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt được chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành.
Việc điều trị bổ sung hormone cũng phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của bệnh. Ví dụ, các bé gái mắc hội chứng Turner thường được điều trị bổ sung estrogen và các hormone cần thiết khác để phát triển đặc tính sinh dục. Quá trình điều trị này thường kéo dài đến thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, đối với bệnh loạn sản sụn, việc điều trị bổ sung hormone tăng trưởng không có tác dụng làm tăng thêm chiều cao. Phụ huynh cần lưu ý điều này.

Người mắc chứng lùn là một tình trạng có thể được di truyền hoặc phát triển do bệnh lý.
Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật có thể giúp sửa lại một số bất thường như sau:
Thay đổi lại hướng phát triển của xương;
Thực hiện phẫu thuật để ổn định và điều chỉnh hình dạng của cột sống;
Mở rộng khe đốt sống để giảm thiểu ảnh hưởng đến tủy sống, rễ thần kinh và dây thần kinh;
Điều trị các bất thường liên quan đến não nếu có.
3. Bệnh lùn có chữa khỏi được không?
Mục tiêu của điều trị là tối đa hóa chức năng và sự độc lập. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh lùn không giúp tăng tầm vóc nhưng có thể khắc phục hoặc giảm bớt các vấn đề do biến chứng.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lùn
Hầu hết các trường hợp thấp lùn liên quan đến các rối loạn di truyền. Hiện nay, vẫn chưa hiểu hết mọi nguyên nhân gây ra bệnh. Các đột biến ngẫu nhiên trong tinh trùng của cha hoặc trứng của mẹ có thể là nguyên nhân của chứng thấp lùn.
Nếu mắc chứng thấp lùn, hãy lưu ý những vấn đề sau để cải thiện tình trạng này:
Giữ tư thế đúng. Hãy tập ngồi thẳng lưng để tránh làm tổn thương cột sống.
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn nhiều chất béo gây tăng cân.
Thường xuyên vận động thể lực. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ để xây dựng bài tập phù hợp với sức khỏe.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ, theo dõi sức khỏe tổng quát bởi trong nhiều trường hợp, người mắc chứng thấp lùn thuờng gặp phải các biến chứng về cơ xương khớp hoặc y khoa.
Người trưởng thành mắc chứng thấp lùn nên đi khám sức khỏe định kỳ và điều trị các vấn đề liên tục xảy ra như nhiễm trùng tai, hẹp ống sống hoặc ngưng thở khi ngủ.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Một số dạng chứng thấp lùn có dấu hiệu đáng nghi từ khi thai nhi còn trong tử cung khi làm siêu âm tiền sản nếu quan sát thấy các chi có kích thước quá ngắn. Ngoài ra, chứng thấp lùn có thể được chẩn đoán khi trẻ mới sinh hoặc muộn hơn trong thời kỳ sơ sinh, thông qua các xét nghiệm như chụp X-quang và thăm khám lâm sàng.
Để chẩn đoán chứng thấp lùn, bác sĩ sẽ xem xét những điều sau: Tiền sử gia đình. Ngoại hình. Số đo cơ thể. Kết quả chẩn đoán hình ảnh khi chụp X-quang giúp phát hiện những bất thường trong hộp sọ và bộ xương, cũng như tình trạng xương chậm phát triển (ví dụ như do thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện những bất thường ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố.
Xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm ADN có thể được thực hiện trước hoặc sau khi sinh để tìm kiếm các đột biến gen liên quan đến chứng thấp lùn.
Xét nghiệm nội tiết tố. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đánh giá nồng độ nội tiết tố tăng trưởng hoặc các nội tiết tố khác có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển khi trẻ còn nhỏ.
Chính vì vậy, tùy từng cá nhân có cách thăm khám cũng như điều trị khác nhau nên chi phí cũng không giống nhau. Ví dụ X-quang đầu dao động từ 150.000 – 250.000 VNĐ; Giá chụp X quang xương khớp dao động từ 150.000 - 400.000 VNĐ; chi phí xét nghiệm nội tiết tố trọn gói chi phí trong khoảng 1.700.000 - 1.800.000 VNĐ, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại hormone thì chi phí từ 150.000 - 300.000 VNĐ.