Câu hỏi thường gặp về rối loạn nhịp tim

Người bị rối loạn nhịp tim sẽ được ưu tiên dùng thuốc để điều trị. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp can thiệp.

1. Đông y có chữa được rối loạn nhịp tim không?

Đông y không điều trị được rối loạn nhịp tim. Thậm chí có những bài thuốc trong đông y làm tăng tình trạng rối loạn nhịp tim.

NỘI DUNG

1. Đông y có chữa được rối loạn nhịp tim không?

2. Cách xử lý khi bị rối loạn nhịp tim

3. Cách chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp tim tại nhà

4. Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang thai… khi mắc rối loạn nhịp tim

6. Chi phí khám chữa bệnh

Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị rối loạn nhịp tim. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi với mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng, nguyên nhân khác nhau, việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

2. Cách xử lý khi bị rối loạn nhịp tim

Nếu người bệnh bỗng nhiên gặp tình trạng tim đập mạnh, nhanh, hoặc hồi hộp, khó thở… người bệnh nên nghỉ ngơi ngay tại chỗ. Sau khi nghỉ ngơi để tình trạng cơ thể trở về bình thường thì nhờ người thân hỗ trợ đến các cơ sở y tế thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Với một số trường hợp rối loạn nhịp tim chậm gây choáng, ngất người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Cách chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp tim tại nhà

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền - Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện 19-8)

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền - Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện 19-8)

Trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim, ngoài việc sử dụng các thuốc để điều trị nội khoa, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, do vậy người bệnh cần thay đổi các thói quen:

Lựa chọn các thực phẩm tốt cho tim mạch để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tăng cường rau củ quả, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm chứa ít muối
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn bài tập và cường độ phù hợp với thể trạng bản thân hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
Duy trì cân nặng ổn định, nếu thừa cân, béo phì thì cần giảm cân.
Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu, mỡ máu đạt mục tiêu. Nếu có các bệnh lý nền cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tái khám định kỳ hoặc khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

4. Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa được bằng các phương pháp nội khoa, phương pháp can thiệp.

Người bệnh bị rối loạn nhịp tim thường được ưu tiên sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng này. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp can thiệp.

Rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa được bằng các phương pháp nội khoa, phương pháp can thiệp.

Rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát và chữa được bằng các phương pháp nội khoa, phương pháp can thiệp.

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang thai… khi mắc rối loạn nhịp tim

- Người thừa cân, béo phì bị rối loạn nhịp tim: Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. Do sự phát triển rung nhĩ vì béo phì sẽ khiến tim bị loạn nhịp và lâu ngày hình thành nên các cục máu đông. Người bệnh béo phì khi được chẩn đoán rối loạn nhịp tim bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ cũng cần thực hiện chế độ giảm cân để có BMI hợp lý. Tuy nhiên, việc giảm cân của người bệnh cần có sự tư vấn, giám sát của bác sĩ chuyên khoa để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Người tiểu đường bị rối loạn nhịp tim: Dựa vào các chỉ số cân nặng, đường huyết, huyết áp, mỡ máu… các bác sĩ sẽ đánh giá được yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Do vậy người bệnh tiểu đường cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim nói riêng:

Có chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám… Hạn chế ăn các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, thuốc lá
Kiểm soát cân nặng hợp lý, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Kiểm tra huyết áp thường xuyên
Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường huyết đạt mục tiêu
Tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống

- Phụ nữ mang thai bị rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp không thường gặp ở phụ nữ có thai với tỷ lệ thấp. Tuy nhiên nó lại là vấn đề tim mạch thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở phụ nữ có thai là:

Ngoại tâm thu: nhĩ, thất
Nhịp nhanh kịch phát trên thất
Nhịp nhanh nhĩ
Nhịp nhanh thất
Nhịp chậm

Một số trường hợp nặng hiếm gặp hơn là: Rung nhĩ, cuồng nhĩ

Phụ nữ mang thai bị rối loạn nhịp tim thường có tỷ lệ tử vong/bệnh tật gia tăng cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó các thuốc điều trị rối loạn nhịp thường có ít nhiều tác dụng phụ trên thai. Do vậy, phương án điều trị ưu tiên là hạn chế tối đa dùng thuốc nếu có thể. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ sản khoa và đôi khi là bác sĩ tâm lý trong quá trình theo dõi và điều trị. Khi chuyển dạ cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ sản, gây mê và hệ thống theo dõi sát sao.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Nếu người bệnh có những bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm nguyên nhân. Ban đầu, người bệnh có thể thăm khám tổng quát với chi phí khoảng từ 200.000 đồng. Sau khi thăm khám nếu có nghi ngờ rối loạn nhịp tim, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu.

Một số chỉ định chẩn đoán rối loạn nhịp tim là: Điện tâm đồ (ECG), Điện tim Holter, Siêu âm tim, chụp X-quang… có chi phí từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng tùy từng chỉ định. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và báo giá cụ thể.

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-ve-roi-loan-nhip-tim-169240512210345395.htm