Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh 'Cửu long ẩn vân'. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Chùa Diệu Đế với bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam. (Video: Hoàng Hải).

Chùa Diệu Đế tọa lạc trên đường Bạch Đằng, phường Gia Hội, TP Huế. Đây là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay (cùng với chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên).

Chùa Diệu Đế tọa lạc trên đường Bạch Đằng, phường Gia Hội, TP Huế. Đây là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay (cùng với chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên).

Chùa trước đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, năm 1844, nhà vua đã cho xây dựng chùa và sắc phong làm Quốc tự.

Chùa trước đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, năm 1844, nhà vua đã cho xây dựng chùa và sắc phong làm Quốc tự.

Trải qua các biến cố lịch sử như vụ thất thủ kinh đô năm 1885, nhiều công trình kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế bị phá hủy.

Trải qua các biến cố lịch sử như vụ thất thủ kinh đô năm 1885, nhiều công trình kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế bị phá hủy.

Chùa Diệu Đế đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm như 1889, 1953. Đến năm 2018, ngôi chùa được khởi công đại trùng tu. Toàn bộ phần chánh điện cũ có từ năm 1953 được giữ lại nguyên vẹn.

Chùa Diệu Đế đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm như 1889, 1953. Đến năm 2018, ngôi chùa được khởi công đại trùng tu. Toàn bộ phần chánh điện cũ có từ năm 1953 được giữ lại nguyên vẹn.

Ngôi chùa hiện nay có diện tích khoảng 2.500m2. Cửa chùa là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp, hướng về sông Đông Ba và Kinh thành Huế.

Ngôi chùa hiện nay có diện tích khoảng 2.500m2. Cửa chùa là cổng tam quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp, hướng về sông Đông Ba và Kinh thành Huế.

Sau cổng tam quan là con đường dẫn vào chính điện. Công trình chính là điện Đại Giác 3 gian 2 chái, bên trái chánh điện là Cát Tường Từ Thất, bên phải là Trí Tuệ Tinh Xá.

Sau cổng tam quan là con đường dẫn vào chính điện. Công trình chính là điện Đại Giác 3 gian 2 chái, bên trái chánh điện là Cát Tường Từ Thất, bên phải là Trí Tuệ Tinh Xá.

Trước điện là gác Đạo Nguyên 2 tầng 3 gian, hai bên gác có lầu chuông, lầu trống. Gần cổng chính chùa là hai nhà lục giác, nhà bên trái để chuông, nhà bên phải dựng bia khắc thơ vua Thiệu Trị.

Trước điện là gác Đạo Nguyên 2 tầng 3 gian, hai bên gác có lầu chuông, lầu trống. Gần cổng chính chùa là hai nhà lục giác, nhà bên trái để chuông, nhà bên phải dựng bia khắc thơ vua Thiệu Trị.

Đặc biệt, tại chánh điện có bức tranh Long vân khế hội (còn gọi là Cửu long ẩn vân). Đây là bức tranh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam”, vào tháng 3/2008.

Đặc biệt, tại chánh điện có bức tranh Long vân khế hội (còn gọi là Cửu long ẩn vân). Đây là bức tranh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam”, vào tháng 3/2008.

Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn, ẩn hiện trong các tầng mây trên tầng điện Đại Giác và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn. Bức tranh có chiều dài khoảng 10m và chiều rộng khoảng 11m.

Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn, ẩn hiện trong các tầng mây trên tầng điện Đại Giác và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn. Bức tranh có chiều dài khoảng 10m và chiều rộng khoảng 11m.

Hình tượng rồng được vẽ nhiều đường cong uốn lượn, đầu to và tròn, mắt to, mũi mở, miệng lớn, răng cửa nhọn, thân dài, có vảy nhiều màu và móng rất sắc, thể hiện sự uy nghiêm của bậc quyền uy.

Hình tượng rồng được vẽ nhiều đường cong uốn lượn, đầu to và tròn, mắt to, mũi mở, miệng lớn, răng cửa nhọn, thân dài, có vảy nhiều màu và móng rất sắc, thể hiện sự uy nghiêm của bậc quyền uy.

Ngoài ra, bên trong chánh điện thờ tượng Tam Thế Phật ở giữa, xung quanh là các tượng A-Nan, Ca-Diếp, Di Lặc, Chuẩn Đề Phật và một số vị Thánh, Phật khác. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử.

Ngoài ra, bên trong chánh điện thờ tượng Tam Thế Phật ở giữa, xung quanh là các tượng A-Nan, Ca-Diếp, Di Lặc, Chuẩn Đề Phật và một số vị Thánh, Phật khác. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử.

Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Ngày nay, chùa là trở thành một điểm nổi tiếng, thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan. (Ảnh: Hoàng Hải).

Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Ngày nay, chùa là trở thành một điểm nổi tiếng, thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan. (Ảnh: Hoàng Hải).

Hoàng Hải

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/chiem-nguong-buc-tranh-tren-tran-chanh-dien-lon-nhat-viet-nam-post673542.html