Chiêm ngưỡng dãy núi giống dáng hình phụ nữ, đẹp nhất xứ Thanh

Xưa có một người phụ nữ mang thai không may bị sóng cuốn ra biển nên qua đời. Người dân thương xót nên đã đắp đất lên thi hài bà theo dáng nằm ngửa thành núi Trường Lệ...

Nằm ven biển phía Nam thành phố Sầm Sơn, núi Trường Lệ còn được gọi là Sầm Sơn, Núi Sầm hay Núi Gầm, là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Thanh Hóa.

Nằm ven biển phía Nam thành phố Sầm Sơn, núi Trường Lệ còn được gọi là Sầm Sơn, Núi Sầm hay Núi Gầm, là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Thanh Hóa.

Đây là một dãy núi thấp với 16 ngọn núi liền kề nhau, trong đó đỉnh cao nhất là Hòn Kèo cao 85 mét so với mực nước biển. Theo các tài liệu của ngành địa chất, núi Trường Lệ là dạng núi đá hoa cương diệp thạch, hình thành cách đây trên 300 triệu năm.

Đây là một dãy núi thấp với 16 ngọn núi liền kề nhau, trong đó đỉnh cao nhất là Hòn Kèo cao 85 mét so với mực nước biển. Theo các tài liệu của ngành địa chất, núi Trường Lệ là dạng núi đá hoa cương diệp thạch, hình thành cách đây trên 300 triệu năm.

Theo một truyền thuyết của người dân địa phương, xưa có một người phụ nữ mang thai không may bị sóng cuốn ra biển nên qua đời. Thi hài bà dạt vào bờ, trở thành con đê chắn sóng cho vùng đất này.

Theo một truyền thuyết của người dân địa phương, xưa có một người phụ nữ mang thai không may bị sóng cuốn ra biển nên qua đời. Thi hài bà dạt vào bờ, trở thành con đê chắn sóng cho vùng đất này.

Người dân thương xót nên đã đắp đất lên thi hài bà theo dáng nằm ngửa thành núi Trường Lệ. Do vậy mà hình dáng của núi trông giống như một người đàn bà nằm ngửa.

Người dân thương xót nên đã đắp đất lên thi hài bà theo dáng nằm ngửa thành núi Trường Lệ. Do vậy mà hình dáng của núi trông giống như một người đàn bà nằm ngửa.

Cho đến đầu thập niên 1980, núi Trường Lệ chỉ có đất trống, cây cối rất ít. Sau đó, người dân bắt đầu trồng rừng để phủ xanh núi và đến năm 2021, diện tích rừng đặc dụng tại đây đạt 112,47 ha.

Cho đến đầu thập niên 1980, núi Trường Lệ chỉ có đất trống, cây cối rất ít. Sau đó, người dân bắt đầu trồng rừng để phủ xanh núi và đến năm 2021, diện tích rừng đặc dụng tại đây đạt 112,47 ha.

Từ một vùng đồi núi trọc thiếu sức sống, ngày nay núi Trường Lệ đã trở thành khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, nơi nhiều loài cây cối và động vật bản địa sinh trưởng và phát triển.

Từ một vùng đồi núi trọc thiếu sức sống, ngày nay núi Trường Lệ đã trở thành khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, nơi nhiều loài cây cối và động vật bản địa sinh trưởng và phát triển.

Cảnh quan trên núi khá đẹp, với những cung đường uốn lượn dưới bóng cây xanh, phù hợp cho các hoạt động dã ngoại. Từ nhiều điểm cao có thể phóng tầm mắt bao quát cảnh biển của Sầm Sơn.

Cảnh quan trên núi khá đẹp, với những cung đường uốn lượn dưới bóng cây xanh, phù hợp cho các hoạt động dã ngoại. Từ nhiều điểm cao có thể phóng tầm mắt bao quát cảnh biển của Sầm Sơn.

Khu vực trung tâm dãy núi có Hòn Trống Mái, được coi là một trong những biểu tượng của tỉnh Thanh Hóa. Đây là ba khối đá lớn, với khối lớn nhất nằm ở dưới, hai khối còn lại nằm bên trên, khối lớn hơn là Trống, nhỏ hơn là Mái.

Khu vực trung tâm dãy núi có Hòn Trống Mái, được coi là một trong những biểu tượng của tỉnh Thanh Hóa. Đây là ba khối đá lớn, với khối lớn nhất nằm ở dưới, hai khối còn lại nằm bên trên, khối lớn hơn là Trống, nhỏ hơn là Mái.

Núi Trường Lệ cũng là nơi tọa lạc của nhiều ngôi đền cổ, mà nổi tiếng nhất là đền Độc Cước. Đền nằm trên hòn Cổ Giải ở Đông Bắc dãy núi, là ngôi đền thờ thần Độc Cước (vị thần một chân), một nhân vật gắn liền với truyền thuyết địa phương.

Núi Trường Lệ cũng là nơi tọa lạc của nhiều ngôi đền cổ, mà nổi tiếng nhất là đền Độc Cước. Đền nằm trên hòn Cổ Giải ở Đông Bắc dãy núi, là ngôi đền thờ thần Độc Cước (vị thần một chân), một nhân vật gắn liền với truyền thuyết địa phương.

Đền Cô Tiên nằm tại hòn Đầu Voi ở phía Tây Nam dãy núi Trường Lệ. Ngôi đền này gắn với giai thoại về một cô gái làm thuốc cứu giúp người. Đền thờ Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) ở hậu cung.

Đền Cô Tiên nằm tại hòn Đầu Voi ở phía Tây Nam dãy núi Trường Lệ. Ngôi đền này gắn với giai thoại về một cô gái làm thuốc cứu giúp người. Đền thờ Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) ở hậu cung.

Đền Tô Hiến Thành nằm trên sườn phía Bắc núi Trường Lệ. Đây là một trong 72 ngôi đền ở Thanh Hóa thờ Thái úy Tô Hiến Thành - viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực thời Lý.

Đền Tô Hiến Thành nằm trên sườn phía Bắc núi Trường Lệ. Đây là một trong 72 ngôi đền ở Thanh Hóa thờ Thái úy Tô Hiến Thành - viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực thời Lý.

Năm 1962, biển Sầm Sơn và núi Trường Lệ đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đến năm 2019, nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với tên gọi chính thức là "Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn".

Năm 1962, biển Sầm Sơn và núi Trường Lệ đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đến năm 2019, nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với tên gọi chính thức là "Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn".

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chiem-nguong-day-nui-giong-dang-hinh-phu-nu-dep-nhat-xu-thanh-1845620.html