Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm, lưu giữ được gần 20.000 hiện vật, tác phẩm mỹ thuật có giá trị. Những hiện vật này phản ánh cơ bản lịch sử phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam, một nền mỹ thuật lâu đời, phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Bức họa "Hai thiếu nữ và em bé" là một trong 59 tác phẩm của danh họa, liệt sĩ Tô Ngọc Vân được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ra đời năm 1944, tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” khắc họa một góc cuộc sống tại phố thị Hà Nội vào những năm 1940.

Bức họa "Hai thiếu nữ và em bé" là một trong 59 tác phẩm của danh họa, liệt sĩ Tô Ngọc Vân được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ra đời năm 1944, tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” khắc họa một góc cuộc sống tại phố thị Hà Nội vào những năm 1940.

Tranh "Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc" được tác giả Dương Bích Liên sáng tác năm 1980, lấy cảm hứng từ những ngày gần gũi Chủ tịch năm 1952. Tác phẩm khắc họa cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và con ngựa chuẩn bị băng qua dòng suối chảy cuồn cuộn với dáng vẻ ung dung.

Tranh "Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc" được tác giả Dương Bích Liên sáng tác năm 1980, lấy cảm hứng từ những ngày gần gũi Chủ tịch năm 1952. Tác phẩm khắc họa cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và con ngựa chuẩn bị băng qua dòng suối chảy cuồn cuộn với dáng vẻ ung dung.

Bộ cánh cửa chạm rồng bằng gỗ ở chùa Keo (Thần Quang Tự), tỉnh Thái Bình là một trong những hiện vật nguyên bản, được tạo tác từ thế kỷ 17 của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bộ cánh cửa chạm rồng bằng gỗ ở chùa Keo (Thần Quang Tự), tỉnh Thái Bình là một trong những hiện vật nguyên bản, được tạo tác từ thế kỷ 17 của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vinh dự được là đơn vị bảo tồn và gìn giữ pho tượng Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hội Hạ. Đây là pho tượng Phật cổ quý giá, mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc và trở thành bảo vật quý báu của quốc gia.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vinh dự được là đơn vị bảo tồn và gìn giữ pho tượng Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hội Hạ. Đây là pho tượng Phật cổ quý giá, mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc và trở thành bảo vật quý báu của quốc gia.

Tác phẩm "Em Thúy" là một trong những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20. Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013.

Tác phẩm "Em Thúy" là một trong những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20. Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013.

“Bình phong” đã thể hiện được sự tìm tòi của tác giả Nguyễn Gia Trí, góp phần vào việc phát triển chất liệu sơn mài từ mỹ nghệ truyền thống trở thành chất liệu hội họa.Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2017.

“Bình phong” đã thể hiện được sự tìm tòi của tác giả Nguyễn Gia Trí, góp phần vào việc phát triển chất liệu sơn mài từ mỹ nghệ truyền thống trở thành chất liệu hội họa.Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2017.

Năm 1963, với tác phẩm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ", tác giả Nguyễn Sáng đã dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điện Biên. Bức tranh là có thể xem là bản hùng ca của dân tộc giai đoạn kháng chiến chống Pháp, là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần cách mạng cao cả, lẫm liệt.

Năm 1963, với tác phẩm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ", tác giả Nguyễn Sáng đã dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điện Biên. Bức tranh là có thể xem là bản hùng ca của dân tộc giai đoạn kháng chiến chống Pháp, là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần cách mạng cao cả, lẫm liệt.

Pho tượng thể hiện hình ảnh bà Trịnh Thị Ngọc Trúc trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết Già toàn phần; một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013.

Pho tượng thể hiện hình ảnh bà Trịnh Thị Ngọc Trúc trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết Già toàn phần; một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013.

Tác phẩm '' Gióng'' thể hiện chủ đề anh hùng dân tộc Thánh Gióng bằng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể, vị lai. Tác giả Nguyễn Tư Nghiêm đưa người xem về một thời kỳ huyền sử xa xưa với cội nguồn văn hóa dân tộc bằng ngôn ngữ biểu hình của nghệ thuật phương Tây hiện đại.

Tác phẩm '' Gióng'' thể hiện chủ đề anh hùng dân tộc Thánh Gióng bằng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể, vị lai. Tác giả Nguyễn Tư Nghiêm đưa người xem về một thời kỳ huyền sử xa xưa với cội nguồn văn hóa dân tộc bằng ngôn ngữ biểu hình của nghệ thuật phương Tây hiện đại.

P.V

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chiem-nguong-nhung-bao-vat-quoc-gia-duoc-trung-bay-tai-bao-tang-my-thuat-viet-nam-post583615.antd