Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.

Sau kỳ họp, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đã thực hiện rà soát kỹ thuật văn bản sau thông qua. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV trên tinh thần cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng;

Tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.

Hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.

Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.

Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.

Quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Hoàng Thị Bích

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chu-tich-quoc-hoi-ky-chung-thuc-luat-cac-to-chuc-tin-dung-sua-doi-a648800.html