Chuyện tình của nhà khoa học nữ duy nhất giành giải Nobel 2 lĩnh vực

Cho đến nay, Marie Skłodowska Curie nắm giữ kỷ lục là nữ khoa học gia duy nhất trong lịch sử giành 2 giải Nobel 2 lĩnh vực là Vật lý và Hóa học. Không chỉ có sự nghiệp ấn tượng, bà còn có hôn nhân viên mãn.

Marie Skłodowska Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới. Cho đến nay, nhân loại chỉ có 4 nhà khoa học đã từng 2 lần nhận giải thưởng Nobel cao quý gồm: Frederick Sanger, Linus Pauling, John Bardeen và Marie Curie.

Marie Skłodowska Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới. Cho đến nay, nhân loại chỉ có 4 nhà khoa học đã từng 2 lần nhận giải thưởng Nobel cao quý gồm: Frederick Sanger, Linus Pauling, John Bardeen và Marie Curie.

Trong số này, nhà khoa học Marie Curie là người đầu tiên trong lịch sử giành 2 giải Nobel 2 lĩnh vực là Vật lý và Hóa học. Thêm nữa, bà cũng là nữ khoa học gia duy nhất nắm giữ kỷ lục ấn tượng này.

Trong số này, nhà khoa học Marie Curie là người đầu tiên trong lịch sử giành 2 giải Nobel 2 lĩnh vực là Vật lý và Hóa học. Thêm nữa, bà cũng là nữ khoa học gia duy nhất nắm giữ kỷ lục ấn tượng này.

Marie Curie suýt không nhận được giải Nobel Vật lý chỉ vì bà là phụ nữ. Cụ thể, vào năm 1903, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp chỉ đề cử 2 nhà khoa học Pháp là Henri Becquerel và Pierre Curie (chồng Marie Curie) cho giải Nobel Vật lý.

Marie Curie suýt không nhận được giải Nobel Vật lý chỉ vì bà là phụ nữ. Cụ thể, vào năm 1903, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp chỉ đề cử 2 nhà khoa học Pháp là Henri Becquerel và Pierre Curie (chồng Marie Curie) cho giải Nobel Vật lý.

Sau khi thông tin này được công bố, nhà toán học Thụy Điển Gösta Mittag-Leffler đã khuyên Pierre Curie lên tiếng cho vợ và cũng là đồng nghiệp.

Sau khi thông tin này được công bố, nhà toán học Thụy Điển Gösta Mittag-Leffler đã khuyên Pierre Curie lên tiếng cho vợ và cũng là đồng nghiệp.

Về sau, ông Pierre Curie viết thư phản hồi và cũng bày tỏ quan điểm muốn được đưa vào danh sách đề cử giải Nobel Vật lý cùng với Henri Becquerel và Marie Curie vì cả 3 người đều cùng nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

Về sau, ông Pierre Curie viết thư phản hồi và cũng bày tỏ quan điểm muốn được đưa vào danh sách đề cử giải Nobel Vật lý cùng với Henri Becquerel và Marie Curie vì cả 3 người đều cùng nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

Sau cùng, Marie Curie được đưa vào danh sách đề cử. Vào tháng 12/1903, ba nhà khoa học gồm: Becquerel và vợ chồng nhà Curie cùng được trao giải Nobel Vật lý.

Sau cùng, Marie Curie được đưa vào danh sách đề cử. Vào tháng 12/1903, ba nhà khoa học gồm: Becquerel và vợ chồng nhà Curie cùng được trao giải Nobel Vật lý.

Nữ khoa học gia Marie Curie giành giải Nobel thứ hai trong lĩnh vực Hóa học là vào ngày 10/12/1911. Bà được vinh danh vì đã khám ra 2 chất radium và polonium. Trong đó, polonium được bà đặt tên để tưởng nhớ đất nước Ba Lan của mình (Poland). Không chỉ có sự nghiệp thành công, Marie Curie còn có chuyện tình đẹp với ông Pierre Curie. Đối với bà, ông vừa là bạn đời lý tưởng vừa là cộng sự tuyệt vời.

Nữ khoa học gia Marie Curie giành giải Nobel thứ hai trong lĩnh vực Hóa học là vào ngày 10/12/1911. Bà được vinh danh vì đã khám ra 2 chất radium và polonium. Trong đó, polonium được bà đặt tên để tưởng nhớ đất nước Ba Lan của mình (Poland). Không chỉ có sự nghiệp thành công, Marie Curie còn có chuyện tình đẹp với ông Pierre Curie. Đối với bà, ông vừa là bạn đời lý tưởng vừa là cộng sự tuyệt vời.

Hai người có tình yêu đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi bà Marie Curie gặp gỡ Pierre Curie thì ông đã là một nhà khoa học nổi tiếng. Đặc biệt, ông Pierre Curie khi ấy có quan điểm khá cực đoan giống nhiều người thời đó là phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Thế nhưng, ông đã thay đổi cái nhìn về phụ nữ làm khoa học trong quá trình làm việc chung với bà Marie Curie.

Hai người có tình yêu đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi bà Marie Curie gặp gỡ Pierre Curie thì ông đã là một nhà khoa học nổi tiếng. Đặc biệt, ông Pierre Curie khi ấy có quan điểm khá cực đoan giống nhiều người thời đó là phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Thế nhưng, ông đã thay đổi cái nhìn về phụ nữ làm khoa học trong quá trình làm việc chung với bà Marie Curie.

Ông đã nhận ra bà là người thông minh, có nghị lực hơn người khi dũng cảm rời Ba Lan tới Pháp để theo đuổi đam mê khoa học. Trong thời gian yêu nhau, ông viết nhiều lá thư tình cũng như thuyết phục bà ở lại Pháp tiếp tục phát triển sự nghiệp.

Ông đã nhận ra bà là người thông minh, có nghị lực hơn người khi dũng cảm rời Ba Lan tới Pháp để theo đuổi đam mê khoa học. Trong thời gian yêu nhau, ông viết nhiều lá thư tình cũng như thuyết phục bà ở lại Pháp tiếp tục phát triển sự nghiệp.

Vì tình yêu với ông Pierre Curie, bà Marie quyết định ở lại Pháp. Sau đó, hai nhà khoa học tài năng này kết hôn vào ngày 26/7/1895. Vào ngày cưới, bà Marie Curie không mặc váy cưới như nhiều người mà mặc bộ váy màu xanh sẫm thường sử dụng trong phòng thí nghiệm. Sau khi kết hôn, vợ chồng bà lần lượt có thêm thành viên mới là 2 con gái tên Irene và Eve.

Vì tình yêu với ông Pierre Curie, bà Marie quyết định ở lại Pháp. Sau đó, hai nhà khoa học tài năng này kết hôn vào ngày 26/7/1895. Vào ngày cưới, bà Marie Curie không mặc váy cưới như nhiều người mà mặc bộ váy màu xanh sẫm thường sử dụng trong phòng thí nghiệm. Sau khi kết hôn, vợ chồng bà lần lượt có thêm thành viên mới là 2 con gái tên Irene và Eve.

Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/chuyen-tinh-cua-nha-khoa-hoc-nu-duy-nhat-gianh-giai-nobel-2-linh-vuc-1817012.html