Con luôn mệt mỏi và ngủ gật khi học, bố mẹ nên làm gì?

Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng và thúc ép trẻ học hành, bố mẹ nên bố trí lịch trình cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp với con để tránh việc trẻ luôn mệt mỏi, ngủ gật.

Vợ chồng tôi đang rèn con tính tự giác học tập bằng cách lên thời khóa biểu hàng ngày, có chơi, có học, rất cân bằng. Tuy nhiên, con chỉ theo được 1 tuần, các ngày sau con có biểu hiện mệt mỏi, hay ngáp, ngủ gật thậm chí khóc không chịu học. Lý do là gì vậy thưa bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Trẻ em vốn luôn năng động, hoạt bát, vui vẻ, tràn đầy năng lượng. Nếu đã có một thời khóa biểu khoa học có chơi, có học rất cân bằng mà các cháu lại chỉ theo được 1 tuần, sau đó thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, hay ngáp, ngủ gật thậm chí khóc không chịu học là dấu hiệu trẻ đang mất cân bằng, thiếu sức bền.

 Mệt mỏi, hay ngáp, ngủ gật… có thể là biểu hiện của việc trẻ thiếu sức bền. Ảnh: Thạch Thảo.

Mệt mỏi, hay ngáp, ngủ gật… có thể là biểu hiện của việc trẻ thiếu sức bền. Ảnh: Thạch Thảo.

Nguyên nhân gây ra thiếu sức bền thường là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trong đó chủ yếu là ăn thiếu chất đạm, chất bột đường, thiếu vitamin, chất khoáng và dư thừa chất béo; do ít hoạt động thể lực; ngủ không đủ giấc; nghỉ ngơi và tập luyện không đúng cách.

Biểu hiện của thiếu sức bền rất đa dạng, từ hay mệt mỏi, uể oải đến không đủ khả năng thực hiện các hoạt động thể chất và trí tuệ hiệu quả ở mức cường độ từ trung bình trở lên trong một thời gian dài.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ ở Việt Nam khi kỳ vọng nhiều vào con sẽ sắp xếp lịch học tập và hoạt động quá nhiều mà không có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi tương thích. Điều này dẫn đến trẻ không đủ sự bền bỉ khi thực hiện các chuỗi hoạt động trong ngày.

Sức bền có vai trò rất quan trọng cả trên phương diện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Sức bền giúp cải thiện tầm vóc và thể lực, giúp trẻ tăng chiều cao; phòng ngừa bệnh không lây nhiễm, tăng sức đề kháng nên giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng. Sức bền tốt giúp tăng cường trao đổi chất, xử lý thông tin, nhận thức và cảm xúc tốt hơn nên kéo theo kết quả học tập cao hơn.

Để giúp trẻ có sức bền tốt, cha mẹ cần phối hợp 3 giải pháp là dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi.

- Chế độ dinh dưỡng để tạo nên sức bền cho trẻ dựa trên nguyên tắc cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Điều này giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng để thực hiện các hoạt động thể chất và trí tuệ hoàn hảo, đồng thời xây dựng và tái tạo mô và các bộ phận cơ thể.

Trong thực hành, cần ăn đa dạng thực phẩm, chú trọng chọn và sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa hàng ngày với các tiêu chí dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi và đã được nghiên cứu thử nghiệm chứng minh hiệu quả với sức bền.

- Vận động và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ tăng dần.

- Nghỉ ngơi thư giãn và ngủ đủ giấc tùy theo lứa tuổi là điều kiện cần thiết để cải thiện sức bền.

Sức bền là nhu cầu thực tiễn và cấp thiết hiện nay khi có đến 92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Độc giả Mai Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/con-luon-met-moi-va-ngu-gat-khi-hoc-bo-me-nen-lam-gi-post1481152.html