Đánh giá 3 cơ chế đặc thù thực hiện dự án giao thông quan trọng

Đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'. Đánh giá cao việc thực hiện và chỉ đạo, nỗ hoàn thành đưa vào khai thác 635 km, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc cả nước lên 2.001 km, các đại biểu cho rằng: Việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

2 cơ chế đặc thù tại nghị quyết 43 được Quốc hội cho phép sử dụng triển khai một số các dự án giao thông quan trọng là: phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đủ năng lực làm cơ quan chủ quản đầu tư, cho phép chỉ định thầu đối với một số gói thâùvà cho phép nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản.

Các đại biểu quốc hội cho rằng: Việc thực hiện 3 cơ chế đặc thù đã góp phần đảm bảo tiến độ, rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên, do triển khai khối lượng lớn các dự án trong cùng một khoảng thời gian khiến việc thực hiện vẫn còn lúng túng, vướng mắc, mà điển hình là dù đã có cơ chế đặc thù về cấp mỏ vật liệu xây dựng, nhưng vãn thiếu nguồn vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là cát đắp nền đối với một số dự án tại ĐBSCL.

Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ hơn cơ chế đặc thù về phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Các đại biểu cũng đề nghị đánh giá kỹ lưỡng việc kéo dài thực hiện các chính sách đặc thù trong Nghị quyết số 43 về việc cho phép chỉ định thầu đối với một số gói thầu thời gian tới.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị: Cần có sự tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Nguyễn Duyên

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/danh-gia-3-co-che-dac-thu-thuc-hien-du-an-giao-thong-quan-trong-223360.htm