Đấu giá tranh da thủ công 'Về chung một nhà': Khi nghệ thuật góp sức xây cầu vùng cao
Bên cạnh giá trị nghệ thuật độc đáo, triển lãm tranh da thủ công 'Về chung một nhà' còn lan tỏa tinh thần thiện nguyện khi đấu giá 14 bức tranh, thu về 405 triệu đồng để đóng góp xây những cây cầu cho người dân vùng cao.

Là một sự kiện văn hóa-nghệ thuật đặc sắc thu hút rất đông người dân tham quan, diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) vừa qua đã trở thành điểm sáng trong các hoạt động cộng đồng hướng tới sự đồng thuận xã hội sau chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành trên cả nước.
Triển lãm trưng bày 35 bức tranh da thủ công, gồm 1 bức bản đồ toàn quốc mang tên “Trọn vẹn Việt Nam” và 34 bức tranh đại diện cho 34 tỉnh, thành sau sáp nhập.
Trong khuôn khổ chương trình, hoạt động đấu giá 14 bức tranh (gồm 1 bản đồ Việt Nam và 13 tranh các tỉnh, thành) đã được tổ chức công khai tại phố đi bộ, thu về tổng cộng 405 triệu đồng.

Chương trình đấu giá 14 bức tranh (gồm 1 bản đồ Việt Nam và 13 tranh các tỉnh, thành) thu về tổng cộng 405 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền 405 triệu đồng thu được từ hoạt động đấu giá tranh và in áo thiện nguyện tại triển lãm đã được chuyển vào Quỹ Sức mạnh 2000, thuộc hệ sinh thái Nuôi Em để xây dựng cầu cho người dân vùng cao tại xã Minh Tân, tỉnh Tuyên Quang. Một phần kinh phí còn lại tiếp tục được đưa vào dự án Nuôi Em, hỗ trợ trẻ em đến trường.
Giữa dòng chảy của , những hoạt động kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa và thiện nguyện như chương trình gây quỹ xây cầu vùng cao đang mở ra hướng đi ý nghĩa. Du khách không chỉ tham quan, giải trí mà còn có cơ hội góp sức cho cộng đồng, tạo nên những hành trình ý nghĩa gắn liền với trách nhiệm xã hội.

Toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động đấu giá tranh và in áo thiện nguyện tại triển lãm đã được chuyển vào Quỹ Sức mạnh 2000 để xây dựng cầu cho người dân vùng cao tại xã Minh Tân, tỉnh Tuyên Quang.
Triển lãm không chỉ tôn vinh tinh thần thống nhất, lan tỏa thông điệp “về chung một nhà” sau ngày sáp nhập mà còn góp phần cụ thể vào những hành động vì cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nơi còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh cả nước đang bước vào giai đoạn quan trọng của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, triển lãm “Về chung một nhà” không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn là biểu tượng ghi lại dấu mốc lịch sử. Mỗi bức tranh là một tác phẩm thủ công kỳ công, chứa đựng công sức, tâm huyết và tình cảm dành cho từng mảnh đất quê hương.