Theo Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Bến Tre, ban đầu, đình được dựng lên bằng cây lá đơn sơ. Đình được xây lại vào năm 1830 và hoàn thành sau đó nhiều năm, với quy mô lớn và bền vững hơn đình cũ. Ảnh: Nguyên Phong
Đình Long Thạnh có tổng diện tích khoảng 2.580m², gồm các hạng mục như cổng, bức bình phong, hai ngôi miếu Thổ thần và Ngũ hành và các nhà Võ ca, tiền điện, chánh điện, nhà khách và nhà Tiên sư. Ảnh: Nguyên Phong
Kiến trúc chung của đình là ba gian hai chái kết cấu cột, kèo bằng gỗ, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói âm dương và ngói vảy cá, vách gỗ, cửa gỗ. Ảnh: Nguyên Phong
Giá trị nghệ thuật của đình Long Thạnh gắn liền với các chi tiết trang trí trên các công trình điêu khắc gỗ, cộng với các hiện vật còn lưu giữ như bao lam, khánh thờ, hoành phi, long trụ, long đình, câu đối… Ảnh: Nguyên Phong
Đặc biệt, đình Long Thạnh nổi bật với nghệ thuật điêu khắc chạm nổi, chạm ẩn, chạm lộng, chạm hai lớp, đục, chạy chỉ, tiện… đạt trình độ nghệ thuật cao của nghề chạm khắc gỗ đầu thế kỷ 20. Ảnh: Nguyên Phong
Các lễ hội của đình đảm bảo các yếu tố truyền thống với chủ lễ, lễ sinh, các bài văn tế, tàn, lộng, thỉnh sắc… Ảnh: Nguyên Phong
… gồm các lễ như lễ Khai Sơn vào ngày Bảy tháng Giêng, lễ Thượng ngươn vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, lễ Hạ ngươn rằm vào tháng 10 Âm lịch, lễ Trung ngươn vào Rằm tháng 7 Âm lịch… Ảnh: Nguyên Phong
Với những giá trị nổi bật về văn hóa và nghệ thuật, đình được công nhận là Di tích cấp quốc gia thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian vào năm 2018. Ảnh: Nguyên Phong
Theo Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Bến Tre