Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào cuối năm 2025

Theo đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư), sau hơn 1 năm thi công cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, 1 trong 12 dự án thành phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II (2021 - 2025), đến đầu tháng 3/2024, dự án đạt tiến độ tổng thể khoảng 23%.

Việc chậm giải phóng mặt bằng tại các địa phương có dự án đi qua, thiếu vật liệu đất cát đắp nền đường và chờ thời gian gia tải theo dõi lún... đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công dự án.

Video Cận cảnh công trường thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau:

Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau được khởi công từ ngày 1/1/2023, dài hơn 110 km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, có điểm đầu dự án tại nút giao IC2 (nút giao nối vào quốc lộ 91 – Nam Sông Hậu, TP Cần Thơ); điểm cuối nối tuyến tránh TP Cà Mau. Cao tốc có tổng vốn đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng, được phân thành 2 dự án thành phần: Cần Thơ - Hậu Giang (37 km), Hậu Giang - Cà Mau (73 km).

Hiện tại, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị thi công đang duy trì gần 130 mũi thi công, huy động hơn 400 đầu máy móc thiết bị các loại và khoảng 800 kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động... trải dài trên toàn tuyến dự án, duy trì thi công 3 ca 4 kíp/ngày đêm đảm bảo tiến độ.

Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau qua nút giao quận Cái Răng (TP Cần Thơ).

Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau qua nút giao quận Cái Răng (TP Cần Thơ).

Tại điểm dự án qua TP Cần Thơ, do vẫn vướng mặt bằng, nên các nhà thầu đang tập trung thi công móng cầu để đảm bảo tiến độ.

Tại điểm dự án qua TP Cần Thơ, do vẫn vướng mặt bằng, nên các nhà thầu đang tập trung thi công móng cầu để đảm bảo tiến độ.

Thi công cầu Thạnh Đông trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Thạnh Đông trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu vượt QL61 Km37+942 - Km38+336 trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu vượt QL61 Km37+942 - Km38+336 trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu vượt QL1 Km24+639 trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu vượt QL1 Km24+639 trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Đường Gỗ trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Đường Gỗ trên tuyến cao tốc.

Ông Nguyễn Thành Lộc (Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, phụ trách điều hành dự án Cần Thơ - Hậu Giang) cho biết, đến đầu tháng 3/2024, dự án đạt tiến độ tổng thể 22,88% hợp đồng.

Vướng mắc lớn nhất của dự án hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Các địa phương đã bàn giao mặt bằng 110,25/110,85 km (đạt 99,46%) và đủ điều kiện thi công được 107,95/110,85 km tuyến cao tốc (đạt 97,4%).

Trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang có 2 km chưa có mặt bằng để thi công, do 22 hộ còn khiếu nại về giá đền bù. Bên cạnh đó, còn 22 vị trí đường điện cao trung hạ thế, cáp quang, đường nước... qua các tỉnh chưa di dời.

Ghi nhận tại dự án, cao tốc hiện đã đào nền đường được 91,6/97,7km, đạt 94%; trong tổng số 126 cầu trên tuyến, dự án đã triển khai thi công 93/117 cầu, đạt 79%, chủ yếu là các hạng mục đổ bê tông móng/mố/trụ cầu, lao dầm, hoàn thiện bản mặt cầu...

Về nguồn vật liệu cho dự án, nhu cầu đến tháng 10/2024, dự án cần khoảng 10,7 triệu m3 cát, đến nay mới hoàn thành thủ tục khai thác với trữ lượng 9 triệu m3 và mới khai thác được khoảng 2,4 triệu m3; hiện nay, các địa phương vẫn chưa xác định đủ nguồn cát (trừ tỉnh Đồng Tháp) và công suất khai thác, cung ứng chưa đáp ứng nhu cầu. Chủ đầu tư đang phối hợp với các địa phương đề nghị hỗ trợ ưu tiên nguồn vật liệu cho dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT.

Thi công cầu Bến Bạ trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Bến Bạ trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Ba Dầu trên tuyến cao tốc.

Thi công cầu Ba Dầu trên tuyến cao tốc.

Đoạn tuyến cao tốc đã đào đắp đất gia tải.

Đoạn tuyến cao tốc đã đào đắp đất gia tải.

Thi công móng, trụ, dầm cầu cạn trên tuyến cao tốc.

Thi công móng, trụ, dầm cầu cạn trên tuyến cao tốc.

Tổng nhu cầu cát đắp nền cho toàn dự án cần hơn 18 triệu m3, riêng năm 2023 là 9,1 triệu m3, nhưng đến nay lượng cát các địa phương mới có kế hoạch cung cấp khoảng 3 triệu m3...

Tổng nhu cầu cát đắp nền cho toàn dự án cần hơn 18 triệu m3, riêng năm 2023 là 9,1 triệu m3, nhưng đến nay lượng cát các địa phương mới có kế hoạch cung cấp khoảng 3 triệu m3...

Đoạn tuyến cao tốc đã được đắp cát gia tải, cắm bấc thấm (vật liệu địa kỹ thuật gia cố nền đất yếu, ổn định nền đường).

Đoạn tuyến cao tốc đã được đắp cát gia tải, cắm bấc thấm (vật liệu địa kỹ thuật gia cố nền đất yếu, ổn định nền đường).

Trước thực tế trên, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang tập trung yêu cầu các nhà thầu huy động tối đa máy móc thiết bị, nhân lực theo đúng kế hoạch, đáp ứng tiến độ thi công và bù lại khối lượng chậm so với kế hoạch; tăng cường máy móc thiết bị để tổ chức thi công ngay các cầu đã có mặt bằng, các cầu tạm chưa thi công, đường công vụ; khẩn trương thi công cắm bấc thấm đối với các vị trí đã đắp cát gia tải theo dõi lún. Đồng thời, đề xuất các địa phương áp dụng cơ chế đặc thù, khẩn trương hoàn thiện thủ tục các mỏ vật liệu, ưu tiên cho dự án đắp gia tải chờ lún, để khai thác ngày trong tháng 3/2024.

Riêng về công tác GPMB, chủ đầu tư và các nhà thầu đang khẩn trương làm việc với các địa phương để tháo gỡ vướng mắc, bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công trong tháng 3/2024. Với các nhà thầu chậm tiến độ, không có chuyển biến hoặc không có giải pháp khắc phục tiến độ theo đúng quy định của hợp đồng, chủ đầu tư sẽ chuẩn bị phương án xử lý, thay thế nếu không khắc phục...

Thành hình vòng xuyến nút giao IC4 trên tuyến cao tốc.

Thành hình vòng xuyến nút giao IC4 trên tuyến cao tốc.

Đoạn tuyến cao tốc mới hoàn thành đường công vụ.

Đoạn tuyến cao tốc mới hoàn thành đường công vụ.

Việc thiếu nguồn đất cát đắp nền đường trên tuyến cao tốc đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công.

Việc thiếu nguồn đất cát đắp nền đường trên tuyến cao tốc đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công.

Nhiều đoạn tuyến cao tốc chưa thi công, đang chờ vật liệu đắp nền đường...

Nhiều đoạn tuyến cao tốc chưa thi công, đang chờ vật liệu đắp nền đường...

Đoạn tuyến cao tốc chưa được địa phương có dự án đi qua bàn giao mặt bằng thi công.

Đoạn tuyến cao tốc chưa được địa phương có dự án đi qua bàn giao mặt bằng thi công.

Vẫn còn nhiều nhà dân chưa chịu di dời, bàn giao mặt bằng phục vụ thi công cao tốc.

Vẫn còn nhiều nhà dân chưa chịu di dời, bàn giao mặt bằng phục vụ thi công cao tốc.

Tại buổi kiểm tra hiện trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu tiếp tục khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Trong bối cảnh khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long sẽ đảm bảo hỗ trợ, cung cấp cát theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhấn mạnh GPMB là yếu tố quyết định đến tiến độ dự án, Bộ trưởng yêu cầu dự án xây dựng các mốc tháng 6, 8, 10/2024 phải hoàn thành việc đắp gia tải xử lý nền đất yếu, đảm bảo thời gian gia tải 12 tháng, sau đó tăng tốc thi công mặt nền, để kịp cán đích vào cuối năm 2025.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là dự án cuối cùng của tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II, được kỳ vọng sẽ khép kín trục dọc "xương sống mới" kết nối nội vùng, liên vùng, thông tuyến cao tốc Bắc Nam từ TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu trong tương lai. Khi hoàn thành đưa vào khai thác, cao tốc có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m, vận tốc tối đa 80 km/giờ; giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường 25 m, vận tốc tối đa 120 km/giờ.

Bài, ảnh, video: Nhóm PV/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/kinh-te/day-nhanh-tien-do-hoan-thanh-cao-toc-can-tho-ca-mau-vao-cuoi-nam-2025-20240307103111219.htm