Doanh nghiệp chuyển đổi xanh:Thiếu chuẩn hóa dữ liệu để báo cáo
Cần thể chế hóa các tiêu chuẩn ESG, kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may với lộ trình phát triển và mục tiêu cụ thể, phù hợp với lộ trình thế giới. Gắn vai trò các bên liên quan và cơ chế tài chính để thực hiện mục tiêu (hợp tác công tư, tài chính xanh...).
Mỗi một sản phẩm dệt may quy chuẩn tính từ trồng bông tới khi ra một sản phẩm tiêu tốn khoảng 20 khối nước và 1 năm trên thế giới với 100 tỷ sản phẩm dệt may sẽ dùng hết 2.000 tỷ khối nước.
Cũng chính bởi vậy, dệt may là ngành có nhiều quy định, tiêu chuẩn liên quan tới kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh nhất trên thế giới.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hiện Vinatex áp dụng các giải pháp giảm thiểu carbon trên việc đo lường dấu chân carbon trong vòng đời sản phẩm, trong năm 2024, Tập đoàn có hai tổng công ty triển khai giải pháp này. Đồng thời Tập đoàn xây dựng chiến lược sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, tuy nhiên bước đi này hết sức cân nhắc và bám theo thị trường.
Chia sẻ về những thách thức của các DNVVN trong nỗ lực thực thị ESG, Ông Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên Hợp Quốc – UNFCCC cho biết, hiện nay ở Việt Nam có đúng hai văn bản có chữ ESG đó là Thông tư 96/2020/TT-BTC và Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT liên quan tới kinh doanh bền vững.
Cũng theo ông Nam, bài toán chuyển đổi xanh ở các doanh nghiệp hiện nay rất khó, khó ở chỗ là không có số liệu để chứng minh sự chuyển đổi của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đang chuyển đổi xanh là muốn làm chứ chưa đem lại giá trị thực cho doanh nghiệp. Vô hình chung bền vững thì có rồi nhưng kinh tế lại chưa