Độc đáo loài nấm 'ăn một lần nhớ mãi' chỉ mọc sau những cơn mưa

Sau những cơn mưa, loại nấm này len lỏi mọc lên từ thảm lá tràm, người dân đổ xô đi thu hái. Vì không thể nuôi trồng, mùa nấm cũng chóng tàn nên để lại nhiều tiếc nuối cho người lỡ 'nghiện' món nấm này.

Nấm tràm là loại nấm chỉ mọc trên những gốc cây tràm hay những thảm lá tràm khô ở các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Phú Quốc... Loại nấm này có màu tím nhạt đặc trưng cùng thân hình tròn trịa, thân nấm không quá dài.

Nấm tràm là loại nấm chỉ mọc trên những gốc cây tràm hay những thảm lá tràm khô ở các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Phú Quốc... Loại nấm này có màu tím nhạt đặc trưng cùng thân hình tròn trịa, thân nấm không quá dài.

Bà Dương Thị Thường, trú huyện Lệ Thủy cho biết, cây nấm tràm ở Quảng Bình thường chỉ xuất hiện vào 2 mùa trong năm, đó là khoảng tháng 4 và tháng 7, 8 âm lịch.

Bà Dương Thị Thường, trú huyện Lệ Thủy cho biết, cây nấm tràm ở Quảng Bình thường chỉ xuất hiện vào 2 mùa trong năm, đó là khoảng tháng 4 và tháng 7, 8 âm lịch.

Nấm xuất hiện khi những trận mưa giông thế chỗ cho tiết trời oi bức. Mùa nấm đến nhanh và cũng nhanh tàn. Loại nấm này mọc tự nhiên, không thể trồng hay cấy như các loại nấm khác, tạo nên sự hiếm hoi và hấp dẫn riêng.

Nấm xuất hiện khi những trận mưa giông thế chỗ cho tiết trời oi bức. Mùa nấm đến nhanh và cũng nhanh tàn. Loại nấm này mọc tự nhiên, không thể trồng hay cấy như các loại nấm khác, tạo nên sự hiếm hoi và hấp dẫn riêng.

Theo một số người dân, nấm tràm có vị đắng đặc trưng, có thể giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu, giải rượu...

Theo một số người dân, nấm tràm có vị đắng đặc trưng, có thể giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu, giải rượu...

Sau những cơn mưa lớn, trong những cánh rừng tràm bạt ngàn ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch (Quảng Bình), nấm tràm bắt đầu mọc nhiều. “Vào khoảng thời gian này, người đi hái nấm tràm như đi hội. Người người tấp nập lên những rừng tràm, bới lá tìm nấm tràm rồi đem về chợ bán hoặc những khu vực đông người qua lại bán”, bà Lê Thị Hồng, trú huyện Lệ Thủy cho biết.

Sau những cơn mưa lớn, trong những cánh rừng tràm bạt ngàn ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch (Quảng Bình), nấm tràm bắt đầu mọc nhiều. “Vào khoảng thời gian này, người đi hái nấm tràm như đi hội. Người người tấp nập lên những rừng tràm, bới lá tìm nấm tràm rồi đem về chợ bán hoặc những khu vực đông người qua lại bán”, bà Lê Thị Hồng, trú huyện Lệ Thủy cho biết.

Trung bình mỗi người một ngày cũng hái được từ khoảng 10-15 kg. Với mức giá dao động khoảng 30.000 đồng/kg, nhiều thời điểm giá loài nấm này lên đến 60.000 đồng/kg. Loại nấm này cho người dân một khoản thu nhập khá trong thời điểm nông nhàn.

Trung bình mỗi người một ngày cũng hái được từ khoảng 10-15 kg. Với mức giá dao động khoảng 30.000 đồng/kg, nhiều thời điểm giá loài nấm này lên đến 60.000 đồng/kg. Loại nấm này cho người dân một khoản thu nhập khá trong thời điểm nông nhàn.

Người dân phấn khởi đưa lượng lớn nấm tràm đi bán sau khi vào rừng thu hái.

Người dân phấn khởi đưa lượng lớn nấm tràm đi bán sau khi vào rừng thu hái.

Những giỏ nấm tươi ngon được người dân đưa đi bán.

Những giỏ nấm tươi ngon được người dân đưa đi bán.

Ở một góc đường tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, người dân từ các vùng đồi kéo nhau về lập chợ tạm chỉ để bán loại nấm tràm.

Ở một góc đường tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, người dân từ các vùng đồi kéo nhau về lập chợ tạm chỉ để bán loại nấm tràm.

Với những người "sành ăn" họ mua với số lượng lớn mang về sơ chế bằng cách gọt vỏ, luộc qua để giảm bớt vị đắng, sau đó cấp đông để có thể dùng lâu dài khi mùa nấm đã hết.

Với những người "sành ăn" họ mua với số lượng lớn mang về sơ chế bằng cách gọt vỏ, luộc qua để giảm bớt vị đắng, sau đó cấp đông để có thể dùng lâu dài khi mùa nấm đã hết.

Theo người dân địa phương, nấm tràm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như dùng để nấu với rau khoai, ngọn bí, nấu chung với tôm hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng, tuy nhiên lại là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.

Theo người dân địa phương, nấm tràm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như dùng để nấu với rau khoai, ngọn bí, nấu chung với tôm hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng, tuy nhiên lại là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.

Nấm tràm, món ngon tự nhiên của Quảng Bình, là đặc sản địa phương hấp dẫn du khách. Vị đắng lạ ban đầu có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng khi đã quen, người ăn sẽ bị cuốn hút bởi hương vị độc đáo.

Nấm tràm, món ngon tự nhiên của Quảng Bình, là đặc sản địa phương hấp dẫn du khách. Vị đắng lạ ban đầu có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng khi đã quen, người ăn sẽ bị cuốn hút bởi hương vị độc đáo.

Đan Thanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/doc-dao-loai-nam-an-mot-lan-nho-mai-chi-moc-sau-nhung-con-mua-169240924090235426.htm