Đối tác nước ngoài rút vốn mạnh, VIB tìm cổ đông chiến lược mới

Theo quyết định được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) từ 20,5% xuống còn 4,99% kể từ ngày 1/7/2024.

Đối tác nước ngoài rút vốn mạnh, VIB tìm cổ đông chiến lược mới

Đối tác nước ngoài rút vốn mạnh, VIB tìm cổ đông chiến lược mới

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Hơn 2 tỷ cổ phần, chiếm 80,63% tổng số cổ phiếu biểu quyết, đã được đại diện bởi 69 cổ đông tham dự (trực tiếp và ủy quyền).

Tại Đại hội, HĐQT Ngân hàng VIB đã thông qua quyết định giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) từ 20,5% xuống còn 4,99%. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, mặc dù đối tác chiến lược lâu năm của VIB - Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) được giữ nguyên số cổ phần hiện tại là 19,8% (tương đương 503 triệu cổ phiếu), nhưng sẽ không được phép tăng tỷ lệ sở hữu tại VIB bằng hoặc nhỏ hơn 4,99% sau khi room ngoại giảm xuống 4,99%; trừ khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch và hạn chế ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động của VIB.

Do đó, CBA chỉ có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước, điều này xảy ra sau khi có nhiều tin đồn về việc CBA có thể rời khỏi Ngân hàng VIB. Được biết, CBA đang là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Quốc tế VIB.

Tại đại hội, nhiều cổ đông đã bày tỏ lo lắng về việc ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại). Theo ghi nhận của Chứng khoán Vietcap, ban lãnh đạo VIB cho biết họ chỉ nhận được thông tin về mục tiêu thoái vốn của CBA sau khi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Hiện tại, VIB vẫn chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch thoái vốn cụ thể của CBA, bao gồm thời gian, giá cả và phương thức thoái vốn. Nhưng theo CBA, kế hoạch thoái vốn được đưa ra từ năm 2018 và là kết quả của các thay đổi về mặt chính sách.

Trên thực tế, sự kiện CBA thoái vốn khỏi Ngân hàng VIB (VIB) không hoàn toàn bất ngờ. Động thái này đã được báo hiệu từ những kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên gần đây của VIB.

Cụ thể, vào năm 2019, đại diện CBA đã thông báo về chiến lược "trở thành ngân hàng gọn nhẹ hơn" và "đánh giá lại các khoản đầu tư toàn cầu". Đây được xem là dấu hiệu cho thấy khả năng CBA sẽ thoái vốn khỏi VIB trong tương lai.

Ngoài ra, việc CBA rút khỏi Hội đồng Quản trị VIB vào năm 2019 cũng củng cố thêm nhận định này.

Theo đánh giá của Chứng khoán SSI, việc Ngân hàng VIB giảm room ngoại sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược mới. Ban lãnh đạo VIB cũng khẳng định sẽ tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược mới sau khi thoái vốn của CBA hoàn tất theo quy định hiện hành.

SSI Research cũng cho biết thêm, hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về khối lượng và giá bán cổ phiếu liên quan đến việc thoái vốn của CBA.

 Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VIB trong 12 tháng qua

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VIB trong 12 tháng qua

Với vốn hóa thị trường lên đến 139 tỷ USD, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xếp hạng 13 toàn cầu. CBA hiện đang giữ vị trí cổ đông chiến lược có vốn hóa lớn nhất tại các ngân hàng Việt Nam, vượt qua những "ông lớn" khác như Mitsubishi UFJ (VietinBank), Sumitomo Mitsui (VPBank) hay Mizuho (Vietcombank).

Năm 2010, đánh dấu cột mốc quan trọng khi Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) sau thương vụ mua lại 15% cổ phần với giá trị lên đến 4.000 tỷ đồng. Hợp tác này là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài từ năm 2009.

Một năm sau đó, CBA đã nâng mức sở hữu tại Ngân hàng VIB lên 20%.

Bên cạnh nguồn vốn dồi dào thu được từ thương vụ bán cổ phần, CBA còn cử đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sang Việt Nam để hỗ trợ VIB trong nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng bán lẻ, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và nguồn vốn.

Qua đó, VIB đã chuyển hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ, với tỷ trọng cho vay cá nhân đứng đầu Việt Nam. Dư nợ cho vay cá nhân của VIB từ mức 32% vào năm 2009 đã tăng lên tới 90% vào năm 2022 và hiện vẫn duy trì ở mức 84%.

 Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Quốc tế VIB tính đến cuối năm 2023

Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Quốc tế VIB tính đến cuối năm 2023

Trong 15 năm gia nhập VIB, CBA cũng đã hỗ trợ chuyển giao công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực hoạt động và kinh doanh của VIB. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông VIB, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ từng chia sẻ rằng, điều quan trọng là CBA đã đóng góp quy trình, công nghệ, các sản phẩm và cách tiếp cận khách hàng để phục vụ hoạt động bán lẻ.

VIB sau đó đã nhân rộng mô hình của CBA ra các chi nhánh, như ứng dụng ngân hàng MyVIB rất thành công cũng là sản phẩm hợp tác với CBA.

Chiến lược cá nhân hóa mang lại sự tăng trưởng vượt bậc cho VIB. Thành công có thể kể đến là lợi nhuận ngân hàng năm 2023 sắp chạm ngưỡng 11.000 tỷ đồng, trong khi năm 2009, VIB chỉ ghi nhận lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về tổng tài sản và huy động cũng tăng trưởng gấp nhiều lần.

Các tiêu chuẩn quản trị của VIB cũng được nâng cấp. Năm 2018, VIB được phê duyệt là ngân hàng tư nhân đầu tiên đủ điều kiện áp dụng chuẩn mực Basel II và hoàn thành cả ba trụ cột vào năm 2019. Đến năm 2020, VIB đã bắt đầu triển khai Basel III, đi đầu trong ngành ngân hàng.

Quỳnh Ái

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/tai-chinh-ngan-hang/doi-tac-nuoc-ngoai-rut-von-manh-vib-tim-co-dong-chien-luoc-moi-214042.html