Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Dầu thô, xăng trong nước đồng loạt tăng
Giá dầu thế giới hôm nay (22/7) tiếp đà tăng khi được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu nguồn cung và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trong tương lai. Cả hai loại dầu chuẩn đã tăng gần 2% và ghi nhận mức tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 22/7/2023 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 ở mức 76,51 USD/thùng, tăng 1,08 USD trong phiên và tăng 0,88 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 21/7.
Trong khi giá dầu Brent giao tháng 10/2023 đứng ở mức 80,6 USD/thùng, tăng 1,08 USD trong phiên và tăng 0,9 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 21/7.
Giá dầu thế giới hôm nay (22/7) tiếp đà tăng khi được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu nguồn cung trong những tháng tới và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trong tương lai. Cả hai loại dầu chuẩn đã tăng gần 2% và ghi nhận mức tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group cho biết: “Thị trường dầu đang bắt đầu định giá chậm trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung sắp xảy ra. Nguồn cung toàn cầu đang bắt đầu thắt chặt và điều đó có thể tăng tốc đáng kể trong những tuần tới. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả”.
Nga đã tấn công các cơ sở xuất khẩu thực phẩm của Ukraine và bắt giữ các tàu ở Biển Đen, từ đó làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Phil Flynn nhận định, việc bắt giữ các tàu cũng có thể gây thêm rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và các hàng hóa khác trong khu vực. Điện Kremlin hôm 21/7 cho biết, các hành động "không thể đoán trước" của Ukraine đang gây nguy hiểm cho hoạt động vận tải dân sự ở Biển Đen và hoạt động xuất khẩu của Nga.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) hôm 19/7, tồn kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm trong bối cảnh xuất khẩu dầu thô tăng vọt và mức sử dụng nhà máy lọc dầu cao hơn. Trước đó, EIA đã dự báo rằng sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ có khả năng giảm lần đầu tiên trong tháng 8 năm nay, làm tăng thêm lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã giảm 7 giàn khoan dầu, mức cắt giảm lớn nhất kể từ đầu tháng 6. Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ hiện ở mức 530 giàn.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Suhail al-Mazrouei nói rằng: “Các hành động hiện tại của OPEC+ để hỗ trợ thị trường dầu mỏ là đủ cho đến thời điểm hiện tại”.
Chính quyền Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch giúp thúc đẩy doanh số bán ô tô và đồ điện tử, một động thái được các nhà đầu tư hoan nghênh với hy vọng rằng nó sẽ vực dậy nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc.
Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cao cấp tại US Bank Asset Management cho biết, vào tuần tới, các cuộc khảo sát sơ bộ về quản lý mua hàng từ S&P Global sẽ là chìa khóa cho các nhà đầu tư phân tích thay đổi của nhu cầu dầu toàn cầu.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.639 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 22.792 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.500 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.189 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.725 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá hôm 21/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương, xăng E5 RON 92 tăng 1.220 đồng/lít, RON 95 tăng 1.295 đồng/lít, dầu tăng từ 400-900 đồng/lít (kg).
Tại kỳ điều hành lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng dầu và không chi Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.