Các tỷ phú công nghệ như Jeff Bezos, Sam Altman và Peter Thiel đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu trường thọ, biến đây thành ngành kinh doanh trị giá 25 tỷ USD. (Ảnh: Biography)
Các dự án nổi bật như Retro Biosciences và Altos Labs tập trung vào tái lập trình tế bào và thiết kế gene nhằm kéo dài tuổi thọ.(Ảnh: Altos Labs)
Tổ chức Methuselah Foundation, được Peter Thiel - ông trùm của PayPal tài trợ, đặt mục tiêu đảo ngược 40 năm dấu mốc lão hóa con người vào năm 2030.(Ảnh: Methuselah Foundation)
Một số công ty con của Methuselah phát triển công nghệ bảo quản nội tạng lâu hơn, chữa Alzheimer và hỗ trợ phi hành gia nuôi cấy mô trong không gian.(Ảnh: Methuselah Foundation)
Những thách thức lớn của ngành bao gồm rào cản pháp lý, thời gian phê duyệt thuốc lâu dài (12-15 năm) và chi phí nghiên cứu khổng lồ (khoảng 1 tỷ USD). (Ảnh: Methuselah Foundation)
FDA chưa công nhận lão hóa là một căn bệnh, dẫn đến khó khăn trong việc phát triển và phê duyệt các liệu pháp chống lão hóa. (Ảnh: Fierce Biotech)
Altos Labs và Retro Biosciences đang nghiên cứu các phương pháp trẻ hóa tế bào để kéo dài thêm 10 năm sống khỏe mạnh cho con người. (Ảnh: Longevity List)
Tuy nhiên, các liệu pháp chống lão hóa đối mặt với tranh cãi đạo đức, như việc xác định đối tượng thử nghiệm và khả năng gây hại cho người trẻ.(Ảnh: Tebubio)
Một số chuyên gia nhận định tuổi thọ con người khó tăng đáng kể, thay vào đó cần tập trung vào cải thiện môi trường, chế độ ăn uống và lối sống.(Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Mặc dù đối mặt nhiều thách thức, ngành trường thọ vẫn thu hút đầu tư lớn, với hy vọng hiện thực hóa "giấc mơ trì hoãn cái chết". (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh “cỗ máy chống tận thế” 4.000 năm tuổi vừa được phát hiện.
Thiên Trang (TH)