Giúp trò yêu thích môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 theo Chương trình mới

Để gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích môn học Lịch sử và Địa lí là điều mà thầy cô giáo ở Hải Phòng trăn trở.

Tiết dạy Địa phương em (tiết 2) với học sinh lớp 4A2.

Tiết dạy Địa phương em (tiết 2) với học sinh lớp 4A2.

Tính khoa học trong tích hợp liên môn

Từ năm học 2023 – 2024, lớp 4 sẽ học SGK theo chương trình GDPT 2018.Tuy cùng là môn học có tên là “Lịch sử và Địa lí” nhưng mạch nội dung giữa chương trình mới so với chương trình cũ có sự khác biệt rất lớn. Ở Chương trình 2006, môn Lịch sử và Địa lí được triển khai bám theo đặc trưng của mỗi phân môn: Phần Lịch sử tuân thủ trục thời gian của Lịch sử Việt Nam từ thời kì đầu dựng nước; Phần Địa lí phân chia theo không gian hiện tại của các vùng miền Việt Nam.

Ở chương trình 2018, mạch kiến thức thay đổi lớn do quan điểm tích hợp và quan điểm toàn vẹn lãnh thổ trong dạy học Lịch sử và Địa lí. Các nội dung lịch sử và địa lí được sắp xếp theo một logic là sự mở rộng dần về không gian từ gần đến xa.

Lớp 4 mở đầu bằng không gian quen thuộc với các em học sinh. Đó là địa phương em (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), rồi lần lượt đến các vùng miền của đất nước (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ).

 Tính tích hợp liên môn giữa lịch sử và địa lí được thể hiện khá rõ.

Tính tích hợp liên môn giữa lịch sử và địa lí được thể hiện khá rõ.

Tính tích hợp liên môn giữa lịch sử và địa lí được thể hiện khá rõ trong các mạch kiến thức (Sông Hồng và văn minh sông Hồng, Thăng Long – Hà Nội, cố đô Huế,…).

SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là cuốn sách được biên soạn nhằm chuyển hóa được các kiến thức, kỹ năng Lịch sử và Địa lí được học ở trên lớp, học trong sách vở thành năng lực áp dụng vào thực tiễn.

Trong các bài học, không chỉ có phần “Vận dụng” ở cuối bài, việc vận dụng được khuyến khích thực hiện ở hầu hết các nhiệm vụ học tập khác nhau của các bài học thông qua liên hệ thực tế, thể hiện ý kiến, quan điểm, ý tưởng và khả năng đóng góp của mỗi học sinh trong cộng đồng.

Nhuần nhuyễn từ thực tế

Cô Vũ Thị Thu Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng vừa lên lớp dạy bài Địa phương em (tiết 2) với học sinh lớp 4.

Cô Thảo chia sẻ, với tiết học này, cô giáo giúp học sinh hình thành năng lực lịch sử và địa lí gắn với việc trình bày được một số hoạt động kinh tế của thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, trò kể tên được một số cây trồng, vật nuôi được nuôi nhiều ở một số quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng; kể tên được một số thủy, hải sản được đánh bắt, nuôi trồng; một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp phổ biến, tên một số khu công nghiệp của thành phố; các em nêu được một số trung tâm thương mại, địa điểm du lịch nổi tiếng của Hải Phòng..

Qua bài học, học sinh được hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

Qua bài học, học sinh được hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

Bên cạnh đó, học sinh có thêm hiểu biết về một số hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Cát Hải, thị trấn Cát Bà, nơi các em đang sinh sống.

Qua bài học, học sinh được hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác. Các em tự tin, diễn đạt rõ ràng khi trao đổi ý kiến; biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cùng cô giáo và bạn. Học trò tích cực phối hợp khi tham gia trò chơi, thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Trò được giáo dục về tình yêu quê hương, tự hào về con người, về sự phát triển kinh tế của địa phương; thể hiện được tình cảm với quê hương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh; hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm về việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, bảo tồn giá trị di sản của địa phương.

Để dạy học hiệu quả, cô Thảo tích hợp các phương pháp giáo dục hiện đại, ứng dụng CNTT.

Hoạt động khởi động vui vẻ, hứng khởi với màn múa hát tập thể bài “Em yêu thành phố cảng” và chơi trò chơi tìm chữ theo nhóm. Trò tìm tên của các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng ẩn trong ô chữ và lên chỉ trên bản đồ nêu lại vị trí của thành phố Hải Phòng.

Bước vào bài học, cô trò cùng tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế của thành phố Hải Phòng. Cô giáo chia tổ, phân nhóm hướng dẫn trò cùng thảo luận về: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp-thủ công nghiệp và dịch vụ.

Học sinh kể tên được các ngành nghề đặc trưng của thành phố: đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản; đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng; gốm ở huyện Thủy Nguyên; nghề tạc tượng ở huyện Vĩnh Bảo; nghề làm nước mắm – nghề truyền thống của huyện đảo Cát Hải....

Học sinh tìm hiểu qua video về hệ thống cảng biển của thành phố. Qua đó, các em kể tên được một số cảnh và hoạt động tại cảng.

Học sinh tham gia tiết chuyên đề chuyên môn Lịch sử- Địa lí lớp 4.

Học sinh tham gia tiết chuyên đề chuyên môn Lịch sử- Địa lí lớp 4.

Ở hoạt động 2, cô trò cùng tìm hiểu về kinh tế huyện Cát Hải. Qua đó các em có hiểu biết cơ bản về các hoạt động kinh tế huyện đảo Cát Hải, khơi gợi niềm tự hào, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan quê hương.

"Đặc biệt, vào 21h ngày 16/9/2023, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức gõ búa công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới" thông tin mang tính thời sự được cô Thảo đưa vào bài dạy mang lại sự hào hứng cho học sinh.

Hoạt động củng cố kiến thức với trò chơi câu đố trắc nghiệm khiến bài học nhẹ nhàng, trò khắc sâu kiến thức và có những trải nghiệm lý thú.

Học sinh được hoạt động nhóm tích cực để tiếp thu kiến thức bài học.

Học sinh được hoạt động nhóm tích cực để tiếp thu kiến thức bài học.

Tiết chuyên đề do cô Thảo thực hiện được lãnh đạo ngành Giáo dục, cán bộ chuyên môn đánh giá cao. Ông Phạm Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, môn Lịch sử, Địa lí rất quan trọng trong chương trình mới.

Môn học giúp học sinh khám phá cuộc sống xung quanh, với những trải nghiệm thú vị. Môn học này được xây dựng đảm bảo tính liên kết chặt chẽ với các môn học và hoạt động giáo dục, giúp cho học sinh kết hợp nhiều kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống phù hợp với độ tuổi.

Chuyên đề tại huyện Cát Hải là dịp để giáo viên các trường tiểu học trong toàn thành phố cùng sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ lan tỏa phương pháp giáo dục hiệu quả để thực hiện thành công Chương trình mới.

Nguyễn Dịu

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/giup-tro-yeu-thich-mon-lich-su-va-dia-li-lop-4-theo-chuong-trinh-moi-post657831.html