Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập niên tới.
Đến năm 2035, VPCA đặt mục tiêu kêu gọi 35 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân dành cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững...
Dòng vốn dành cho startup Việt Nam cạn dần trong năm ngoái với chỉ 541 triệu đô la, giảm mạnh so với đỉnh điểm hơn 1,9 tỉ đô la của năm 2021. Các startup Việt Nam không chỉ cạnh tranh với đồng nghiệp ASEAN, mà còn phải chịu sức ép từ chính các đối thủ ngoại trên sân nhà.
Nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Singapore và Indonesia hiện đang chiếm phần lớn nguồn tài trợ vốn khởi nghiệp nhưng Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ chứng kiến tăng trưởng nhanh trong dài hạn...
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tăng lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, cho thấy những bước phát triển hết sức tích cực thời gian qua.
Diễn đàn 'Quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023' do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC, Bộ KH&ĐT) phối hợp với quỹ Golden Gate Ventures tổ chức ngày 30/10 đã công bố báo cáo chiến lược phát triển quốc gia: 'Con đường dẫn tới thành công: Nhìn lại hành trình phát triển của Việt Nam'.
Không chỉ xếp hạng 46/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, Việt Nam còn được đánh giá là một trong 7 quốc gia có thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Để đáp ứng tiềm năng phát triển đang có, nguồn vốn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo càng trở thành vấn đề cần quan tâm lúc này.
Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như 'ngọn lửa đang âm ỉ cháy'. Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD
Đưa ra nhận định trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, đã có 'ngọn lửa' ấy, giờ chỉ cần môi trường và 'chất xúc tác' thuận lợi là hoạt động khởi nghiệp có thể bùng lên mạnh mẽ.
Báo cáo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Golden Gate Ventures dự báo, 5 lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: Công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục.
Với chủ đề 'Đổi mới vượt qua thách thức: Chiến lược cho một Việt Nam chuyển đổi', diễn đàn Quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 quy tụ sự tham gia của hơn 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, giới chuyên gia trong và ngoài nước, cùng nhau trao đổi về tương lai của thị trường đầu tư ở nước ta.
Sáng 30-10, Diễn đàn Quỹ đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 với chủ đề 'Đổi mới vượt qua thách thức: Chiến lược cho một Việt Nam chuyển đổi' chính thức diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tập trung tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư trong nước, đồng thời thu hút nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.
Ngoài mô hình kinh doanh mới, sự tăng trưởng nhanh và vững vàng của ứng dụng chi lương linh hoạt Vui App do công ty Nano Technologies phát triển là một trong những động lực chính thu hút lượng lớn vốn từ các quỹ ngoại tên tuổi như Openspace, Golden Gate Ventures.
Bà Nguyễn Thị Hương Giang – nhà sáng lập ứng dụng đầu tư Tititada – đã trở thành cổ đông lớn nhất của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) kể từ ngày 27/7/2023.
Tại hội thảo khoa học 'Pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Thực trạng và Giải pháp' do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức mới đây, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là kênh huy động vốn hữu hiệu tuy nhiên khung pháp lý điều chỉnh còn thiếu cụ thể, tồn tại một số vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện,…
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, ngoài tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với nền kinh tế. Và đầu tư tác động chính là một trong những giải pháp giúp Việt Nam giải quyết song hành hai vấn đề đó.
Vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) tại Mỹ vào tháng trước đã làm gia tăng khó khăn trong việc huy động vốn đối với các công ty khởi nghiệp (start-up) trên toàn thế giới.
Khác với giai đoạn đỉnh cao của vốn mạo hiểm hơn 2 năm trước, các quỹ đầu tư mạo hiểm giờ đây muốn đầu tư vào các start-up thì phải tập trung giải quyết bài toán nhu cầu thật lớn và rõ ràng tại thị trường.
Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng nhà đầu tư quốc tế nhờ lợi thế về chiều rộng và chiều sâu thị trường
So với các công ty khởi nghiệp, các công ty đầu tư mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á có thể nhận thấy tác động lớn hơn từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) vì việc tìm kiếm một ngân hàng thay thế tại Mỹ sẽ là một thách thức.
Nhiều công ty đầu tư đầu tư mạo hiểm ở khu vực Đông Nam Á có thể phải đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm một đối tác ngân hàng khác cung cấp sản phẩm tương tự như SVB.
Hàng loạt quỹ đầu tư quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm đến tiềm năng dòng vốn đầu tư mạo hiểm.
Rất nhiều quỹ đầu tư, với hàng trăm tỷ USD, sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, nếu thị trường được nâng hạng về minh bạch tài chính.
Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã phát triển nhanh trong những năm gần đây, cùng với Indonesia và Singapore trở thành trụ cột thứ 3 của 'tam giác vàng khởi nghiệp' ở Đông Nam Á.
Việt Nam đang được đánh giá là 'viên ngọc quý' mới nhất của Đông Nam Á – đặc biệt trong hoạt động thu hút đầu tư. Một số tổ chức quốc tế nhìn nhận 'bên cạnh sức hấp dẫn của thị trường, sự hỗ trợ từ phía chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp góp phần tạo nên sức hút này. Điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2023'.
Mới chỉ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp một thập kỷ trở lại đây nhưng Đông Nam Á đã trở thành một trong những khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư lớn trên thế giới. Và Việt Nam đang đóng vài trò ngày càng lớn trong hệ sinh thái đó.
Việt Nam đã và đang tham gia 'Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á', trở thành thỏi nam châm thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu. Theo đó, nhiệm vụ trong thời gian tới là cần tạo dựng một môi trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực chất, các startup Việt dễ dàng tiếp nhận được dòng vốn đầu tư.
Ngày 19/12, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 (Vietnam Venture Summit 2022), với chủ đề 'Dịch chuyển dòng vốn toàn cầu'.