Hà Nội chính thức mở làn đường dành riêng cho xe đạp

Sáng 1/2, Sở GTVT Hà Nội chính thức cho hoạt động thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Thủ đô với lộ trình tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung) trong đó: Đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều, chiều rộng 3.0m, bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1.0m bố trí phía đường Láng. Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người (các loại xe đạp điện không được phép đi vào).

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung) trong đó: Đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều, chiều rộng 3.0m, bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1.0m bố trí phía đường Láng. Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người (các loại xe đạp điện không được phép đi vào).

Xe đạp trên tuyến này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao (nút giao cầu Mọc, nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, nút giao đường Láng - Lê Văn Lương; nút giao cầu 361; nút giao cầu Cót; nút giao cầu Yên Hòa).

Xe đạp trên tuyến này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao (nút giao cầu Mọc, nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, nút giao đường Láng - Lê Văn Lương; nút giao cầu 361; nút giao cầu Cót; nút giao cầu Yên Hòa).

Dọc tuyến đường dành riêng cho xe đạp, hệ thống biển báo, hướng dẫn làn đường dành cho người đi bộ và người đi xe đạp được kẻ vạch sơn rõ ràng.

Dọc tuyến đường dành riêng cho xe đạp, hệ thống biển báo, hướng dẫn làn đường dành cho người đi bộ và người đi xe đạp được kẻ vạch sơn rõ ràng.

Trên tuyến sẽ bố trí nhiều trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng, chờ xe buýt; 1 trạm xe đạp tại Ga S8 của Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (tại Ga Láng đã có 1 trạm xe đạp công cộng).

Trên tuyến sẽ bố trí nhiều trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng, chờ xe buýt; 1 trạm xe đạp tại Ga S8 của Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (tại Ga Láng đã có 1 trạm xe đạp công cộng).

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc đưa tuyến đường đầu tiên dành riêng cho xe đạp đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng hiệu quả của hai tuyến đường sắt đô thị, nhờ đó tăng số lượng người dân lựa chọn phương tiện công cộng khi tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những bước quan trọng để Hà Nội dần tính đến việc hạn chế xe cá nhân tại một số khu vực trong nội đô, từ đó giúp giảm thiểu ùn tắc, đồng bộ hạ tầng.

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc đưa tuyến đường đầu tiên dành riêng cho xe đạp đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng hiệu quả của hai tuyến đường sắt đô thị, nhờ đó tăng số lượng người dân lựa chọn phương tiện công cộng khi tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những bước quan trọng để Hà Nội dần tính đến việc hạn chế xe cá nhân tại một số khu vực trong nội đô, từ đó giúp giảm thiểu ùn tắc, đồng bộ hạ tầng.

Sau khi tuyến đường chính thức đi được đưa vào hoạt động thí điểm, nhiều bạn trẻ đã tranh thủ thuê xe đạp công cộng để sử dụng.

Sau khi tuyến đường chính thức đi được đưa vào hoạt động thí điểm, nhiều bạn trẻ đã tranh thủ thuê xe đạp công cộng để sử dụng.

Anh Đào Duy Hòa (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, hằng ngày anh đều có lộ trình đi làm từ Đông Ngạc ra Ngã Tư Sở nhưng tốn rất nhiều thời gian do đây là tuyến đường có mật độ giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Với một người sử dụng xe đạp để di chuyển như anh khi phải chung làn đường với xe máy, ô tô thì tâm lý không hề yên tâm chút nào về sự an toàn. Khi biết được Hà Nội đưa vào hoạt động làn đường riêng cho xe đạp, anh thấy rất hào hứng vì giờ đây đi đường không chỉ nhanh hơn mà cũng cảm thấy an toàn hơn rất nhiều.

Anh Đào Duy Hòa (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, hằng ngày anh đều có lộ trình đi làm từ Đông Ngạc ra Ngã Tư Sở nhưng tốn rất nhiều thời gian do đây là tuyến đường có mật độ giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Với một người sử dụng xe đạp để di chuyển như anh khi phải chung làn đường với xe máy, ô tô thì tâm lý không hề yên tâm chút nào về sự an toàn. Khi biết được Hà Nội đưa vào hoạt động làn đường riêng cho xe đạp, anh thấy rất hào hứng vì giờ đây đi đường không chỉ nhanh hơn mà cũng cảm thấy an toàn hơn rất nhiều.

Các bạn trẻ đạp xe trên làn đường riêng trong sáng nay (1/2).

Các bạn trẻ đạp xe trên làn đường riêng trong sáng nay (1/2).

Ngoài tuyến đường này, Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ tiến hành thí điểm tuyến thứ hai xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).

Ngoài tuyến đường này, Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ tiến hành thí điểm tuyến thứ hai xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).

Trường Thắng

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/giao-thong/ha-noi-chinh-thuc-mo-lan-duong-danh-rieng-cho-xe-dap-i721916/