Hai lầu 'Tứ Phương Vô Sự' cực nổi tiếng Việt Nam nằm ở đâu?

'Tứ Phương Vô Sự' nghĩa là bốn phương yên ổn. Dù vậy, cả hai công trình này đều được xây dựng trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động, đã nhiều lần chứng kiến thời cuộc sang trang...

1. Nằm trên đài Bắc Khuyết của Hoàng thành Huế, lầu Tứ Phương Vô Sự là một công trình kiến trúc độc đáo của Cố đô Huế. Tiền thân của lầu là một ngôi đình mang tên Tứ Thông, dựng vào năm 1804 đời vua Gia Long, được dùng làm điếm canh.

1. Nằm trên đài Bắc Khuyết của Hoàng thành Huế, lầu Tứ Phương Vô Sự là một công trình kiến trúc độc đáo của Cố đô Huế. Tiền thân của lầu là một ngôi đình mang tên Tứ Thông, dựng vào năm 1804 đời vua Gia Long, được dùng làm điếm canh.

Công trình này bị triệt giải đời vua Đồng Khánh vì xuống cấp. Trên nền đình Từ Thông, vào năm 1923, vua Khải Định cho xây lầu Tứ Phương Vô Sự để chuẩn bị cho lễ mừng thọ “Tứ tuần đại khánh tiết” của mình vào năm 1924.

Công trình này bị triệt giải đời vua Đồng Khánh vì xuống cấp. Trên nền đình Từ Thông, vào năm 1923, vua Khải Định cho xây lầu Tứ Phương Vô Sự để chuẩn bị cho lễ mừng thọ “Tứ tuần đại khánh tiết” của mình vào năm 1924.

Sau đó, lầu Tứ Phương Vô Sự trở thành nơi cho nhà vua và hoàng tộc hóng mát, cũng là nơi học tập hàng ngày của các vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.

Sau đó, lầu Tứ Phương Vô Sự trở thành nơi cho nhà vua và hoàng tộc hóng mát, cũng là nơi học tập hàng ngày của các vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.

Sau nhiều đổi thay của thời cuộc, lầu Tứ Phương Vô Sự đã trở nên hoang phế bị xuống cấp nặng nề vào thế kỷ 20. Từ năm 2008-2010, công trình được trùng tu toàn diện.

Sau nhiều đổi thay của thời cuộc, lầu Tứ Phương Vô Sự đã trở nên hoang phế bị xuống cấp nặng nề vào thế kỷ 20. Từ năm 2008-2010, công trình được trùng tu toàn diện.

Ngày nay lầu Tứ Phương Vô Sự ở Hoàng thành Huế được sử dụng như một quán cà phê. Tầng hai của tòa nhà có một sân khấu nhỏ, là nơi diễn ra hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống Huế.

Ngày nay lầu Tứ Phương Vô Sự ở Hoàng thành Huế được sử dụng như một quán cà phê. Tầng hai của tòa nhà có một sân khấu nhỏ, là nơi diễn ra hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống Huế.

Khung cảnh nhìn từ trên lầu Tứ Phương Vô Sự vào trong Hoàng thành.

Khung cảnh nhìn từ trên lầu Tứ Phương Vô Sự vào trong Hoàng thành.

2. Tòa lầu Tứ Phương Vô Sự thứ hai của Việt Nam tọa lạc tại trung tâm TP HCM. Đó chính là lầu thượng - công trình nằm ở vị trí cao nhất của di tích lịch sử Dinh Độc Lập.

2. Tòa lầu Tứ Phương Vô Sự thứ hai của Việt Nam tọa lạc tại trung tâm TP HCM. Đó chính là lầu thượng - công trình nằm ở vị trí cao nhất của di tích lịch sử Dinh Độc Lập.

Còn được gọi là "Tứ Phương Vô Sự lâu" hoặc "Lầu tĩnh tâm", tòa lầu này là một điểm nhấn đặc sắc trong đồ án thiết kế Dinh Độc Lập của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Còn được gọi là "Tứ Phương Vô Sự lâu" hoặc "Lầu tĩnh tâm", tòa lầu này là một điểm nhấn đặc sắc trong đồ án thiết kế Dinh Độc Lập của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Theo ý tưởng của vị kiến trúc sư nổi tiếng, không gian của lầu Tứ Phương Vô Sự ở Dinh Độc Lập chỉ dành cho lãnh đạo quốc gia tìm đến để an tâm, tĩnh trí trước khi đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước.

Theo ý tưởng của vị kiến trúc sư nổi tiếng, không gian của lầu Tứ Phương Vô Sự ở Dinh Độc Lập chỉ dành cho lãnh đạo quốc gia tìm đến để an tâm, tĩnh trí trước khi đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước.

Tuy nhiên, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biến "lầu tĩnh tâm" này thành nơi tổ chức vũ hội với sức chứa hơn 100 khách. Sân khiêu vũ được lát bằng gỗ gõ, sân khấu dành cho ban nhạc làm bằng gỗ bằng lăng. Xung quanh lầu được bao bọc bởi kính chống đạn dày 12 mm.

Tuy nhiên, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biến "lầu tĩnh tâm" này thành nơi tổ chức vũ hội với sức chứa hơn 100 khách. Sân khiêu vũ được lát bằng gỗ gõ, sân khấu dành cho ban nhạc làm bằng gỗ bằng lăng. Xung quanh lầu được bao bọc bởi kính chống đạn dày 12 mm.

Vào 11h30 ngày 30/4/1975, tại cột cờ phía trước lầu Tứ Phương Vô Sự, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ của chính quyền Sài Gòn và kéo lên lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đánh dấu thời khắc Sài Gòn được giải phóng.

Vào 11h30 ngày 30/4/1975, tại cột cờ phía trước lầu Tứ Phương Vô Sự, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ của chính quyền Sài Gòn và kéo lên lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đánh dấu thời khắc Sài Gòn được giải phóng.

Cảnh quan TP HCM nhìn từ mặt trước lầu Tứ Phương Vô Sự của Dinh Độc Lập.

Cảnh quan TP HCM nhìn từ mặt trước lầu Tứ Phương Vô Sự của Dinh Độc Lập.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hai-lau-tu-phuong-vo-su-cuc-noi-tieng-viet-nam-nam-o-dau-2003372.html