Hai người mà Gia Cát Lượng không nên giết nhất, tùy tiện giữ lại một người, Thục Hán có thể đã thống nhất được thiên haạ
Gia Cát Lượng tuy rất giỏi trong việc lập sách lược, nhưng về dùng người, ông mãi mãi cũng không thể theo kịp được Lưu Hoàng thúc
Trên thực tế, Lưu Bị là một người rất giỏi trong trọng dụng nhân tài, so với Tào Tháo, điểm yếu của Lưu Bị là mất quá sớm, và không có người con trai nào đủ năng lực để có thể gánh vác giang sơn mà ông để lại. So sánh con trai của Lưu Bị và con trai của Tào Tháo, quả thực là một trời một vực, vì vậy mà Thục Hán mới nhanh bị diệt vong như vậy.
Lưu Bị trước khi lâm chung thậm chí vẫn không yên tâm về con trai mình, vì vậy, ủy thác giang sơn lại cho Gia Cát Lượng, còn nói với Lượng rằng, khi cần thiết, ông có thể thay thế đứa con trai của mình: "Tiên sinh tài giỏi gấp 10 lần Tào Phi, nhất định có thể an bang định quốc, hoàn thành đại nghiệp của chúng ta. Nếu con trai ta có thể phò tá, mong tiên sinh hãy phò tá nó; còn nếu người con trai này của ta không đáng để trọng dụng, vậy thì mong tiên sinh hãy tự mình làm chủ."
Mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị rất sâu sắc. Mặc dù Lưu Bị đã bày tỏ thái độ của mình, nhưng Gia Cát Lượng từ đầu đến cuối đều không có ý định thay thế ai, thay vào đó, dùng cả cuộc đời để phò tá Lưu Thiện. Gia Cát Lượng tuy rất giỏi trong việc lập sách lược, nhưng về dùng người, ông mãi mãi cũng không thể theo kịp được Lưu Hoàng thúc.
Gia Cát Lượng đã phạm phải hai sai lầm chết người khi sử dụng người. Ông đã giết nhầm hai tài năng, để rồi cuối cùng, Thục quốc phải đón nhận kết cục bi thảm. Nếu Lượng giữ lại một trong hai người họ, Thục Hán có lẽ sẽ không diệt vong sớm như vậy. Hai người này là ai? Tại sao Gia Cát Lượng lại giết họ?
Người đầu tiên là Lưu Phong. Đứa trẻ này là người con được Lưu Bị nhận nuôi. Lưu Bị khi đó tuổi tác cũng khá lớn nhưng vẫn chưa có con, vì vậy, sau khi đã có phạm vi ảnh hưởng của riêng mình, Lưu Bị đã nhận người con trai này. Khác với A Đẩu, Lưu Phong là một chỉ huy quân sự rất có năng lực, có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc thành lập Thục Hán.
Tuy nhiên, cũng chính vì Lưu Phong quá dũng mãnh mà Lưu Bị nảy sinh sự kiêng dè. Lưu Bị không muốn sự tồn tại của Lưu Phong đe dọa A Đẩu, và Gia Cát Lượng cũng nhìn thấu được ý đồ của Lưu Bị. Vì vậy, khi Lưu Phong bị vu oan hãm hại, Gia Cát Lượng đã không ra tay tương trợ, thậm chí còn nhúng một tay vào.
Người thứ hai là Mã Tắc. Mặc dù Gia Cát Lượng rất giỏi trong việc vạch mưu lược, nhưng trong chiến tranh quân sự, lý thuyết quân sự, ông lại thua xa Mã Tắc. Mã Tắc nổi bật với 2 sự kiện đó là tham mưu cho Gia Cát Lượng bình định Nam Trung, thu phục Mạnh Hoạch và tham chiến lần ra Kỳ Sơn thứ nhất của Gia Cát Lượng. Cũng chính vì vậy mà Gia Cát Lượng vô cùng xem trọng Mã Tắc, chọn Mã Tắc làm tiên phong, cùng Vương Bình cầm quân khẩn cấp ra trấn thủ Nhai Đình trong trận đánh Ngụy lần thứ nhất..
Đến Nhai Đình, Mã Tắc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng. Mã Tắc không đóng quân ở nơi đường cài, gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre". Vương Bình nhiều lần phản đối, nhưng Mã Tắc không nghe. Cuối cùng, Vương Bình đành xin Mã Tắc cho 5000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi. Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tắc trên núi, rồi cắt đứt đường nước. Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan Mã Tắc. Cánh quân Mã Tắc bỏ chạy tán loạn. Nhai Đình thất thủ. Đại quân Thục không thể tiến, buộc phải lui về Hán Trung. Sau thất bại của trận Nhai Đình, Gia Cát Lượng không thể không chém Mã Tắc.
Nhiều người cho rằng, nếu trong hai người này, có thể giữ lại một người, vậy thì Thục Hán rất có khả năng có thể thống nhất thiên hạ.