Hàng ngàn người chen chân ở huyệt đạo thiêng Đền Nưa - Am Tiên

Những ngày qua, hàng vạn du khách từ mọi miền Tổ quốc tập trung về huyệt đạo thiêng Đền Nưa - Am Tiên để cầu phúc, chiêm bái, vãn cảnh.

 Sáng 6-2 (mùng 9 Tết), hàng người đã hành hương về Khu di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa, có độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

Sáng 6-2 (mùng 9 Tết), hàng người đã hành hương về Khu di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa, có độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

 Hàng năm, vào mùng 9 Tết, nơi đây lại diễn ra nghi lễ “mở cổng trời” thu hút đông đảo người dân lẫn du khách đến tham quan vãn cảnh, cầu an.

Hàng năm, vào mùng 9 Tết, nơi đây lại diễn ra nghi lễ “mở cổng trời” thu hút đông đảo người dân lẫn du khách đến tham quan vãn cảnh, cầu an.

 Mùng 9 tháng Giêng là ngày "mở cửa trời". Đây là ngày chính thức diễn ra Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2025. Theo ghi nhận của PLO, lượng du khách chen chân để đến Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Am Tiên tăng cao.

Mùng 9 tháng Giêng là ngày "mở cửa trời". Đây là ngày chính thức diễn ra Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2025. Theo ghi nhận của PLO, lượng du khách chen chân để đến Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Am Tiên tăng cao.

 Theo người dân địa phương, Lễ hội Đền Nưa là một trong những lễ hội có từ lâu đời vì thế người dân lại vãn cảnh, dâng hương cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

Theo người dân địa phương, Lễ hội Đền Nưa là một trong những lễ hội có từ lâu đời vì thế người dân lại vãn cảnh, dâng hương cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc.

 Người dân nơi đây cho rằng việc hành bộ lên núi dâng hương tại Đền Nưa - Am Tiên chính là thể hiện tấm lòng với đất trời mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Người dân nơi đây cho rằng việc hành bộ lên núi dâng hương tại Đền Nưa - Am Tiên chính là thể hiện tấm lòng với đất trời mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

 Trên đỉnh núi ngàn Nưa, người dân mang theo tấm lòng thành đến khu vực huyệt đạo thiêng để cầu may, chiêm bái.

Trên đỉnh núi ngàn Nưa, người dân mang theo tấm lòng thành đến khu vực huyệt đạo thiêng để cầu may, chiêm bái.

 Ngay tại huyệt đạo thiêng là một quả cầu cỡ lớn được đặt gần vị trí trung tâm, du khách liên tục chạm tay vào quả cầu để được tận hưởng khí thiêng của đất trời vạn vật.

Ngay tại huyệt đạo thiêng là một quả cầu cỡ lớn được đặt gần vị trí trung tâm, du khách liên tục chạm tay vào quả cầu để được tận hưởng khí thiêng của đất trời vạn vật.

 Không chỉ vậy, nhiều người còn đi vòng quanh huyệt đạo thiêng cầu may mắn hơn trong năm mới, đối với nam đi 7 vòng, còn với nữ 9 vòng xung quanh huyệt đạo.

Không chỉ vậy, nhiều người còn đi vòng quanh huyệt đạo thiêng cầu may mắn hơn trong năm mới, đối với nam đi 7 vòng, còn với nữ 9 vòng xung quanh huyệt đạo.

 Dãy ngàn Nưa có một huyệt khí thiêng, đây được coi là nơi năng lượng của trời và đất giao hòa, cũng là một trong những “huyệt đạo” quan trọng của nước Việt Nam.

Dãy ngàn Nưa có một huyệt khí thiêng, đây được coi là nơi năng lượng của trời và đất giao hòa, cũng là một trong những “huyệt đạo” quan trọng của nước Việt Nam.

Theo các nhà phong thủy, Am Tiên được xem là một trong 4 huyệt đạo lớn của quốc gia, bên cạnh Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh).

Năm 2009, khu di tích Đền Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Năm nay, Ban tổ chức lễ hội Đền Nưa- Am Tiên phối hợp với Công an huyện Triệu Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa nguy cơ xảy ra ùn tắc, đồng thời cấm xe máy cá nhân đi lên núi.

Trong khi đó, đối với xe ô tô cá nhân, Ban tổ chức đã bố trí thêm 1 điểm trông giữ xe dự phòng tại khu vực tràn Khe Từ Đồng nhằm hạn chế tình trạng lấn làn gây ùn tắc giao thông.

ĐẶNG TRUNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/hang-ngan-nguoi-chen-chan-o-huyet-dao-thieng-den-nua-am-tien-post833000.html