Hấp dẫn ẩm thực xứ Mường

Cùng với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng bào Mường ở Hòa Bình còn gây ấn tượng với du khách bởi những món ăn ngon, dân dã, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

 Mâm cỗ lá là đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân tộc Mường. Theo Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng di sản văn hóa Mường, ẩm thực dân tộc Mường rất phong phú, đa dạng với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đặc trưng. Những món ăn, thức uống đều khai thác từ các sản vật tự nhiên. Một số món ăn đặc trưng như: măng đắng chấm với chẩm chéo, gà nấu măng chua hạt dổi, chả rau đáu, rau sắng, củ mài… Người Mường cũng sử dụng nhiều loại gia vị gồm: hành, tỏi, gừng, đặc biệt là hạt dổi, một số nơi sử dụng thêm mắc khén. Trong ẩm thực, người Mường có câu nói đúc kết được kinh nghiệm hay, sâu sắc: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới/ Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà/Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối/Săn trong rừng được thú, được chim/Đi hái, đi tìm, được rau, được quả”… Văn hóa ẩm thực của người Mường Hòa Bình được tạo nên từ những món ăn dân dã, đơn giản, gần gũi, mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng cũng không kém phần độc đáo, hấp dẫn. Nói đến sự độc đáo của ẩm thực xứ Mường, chắc hẳn du khách không khỏi tò mò và thích thú với rượu cần. Đây là loại rượu trứ danh được làm từ men lá. Mường Vang (Lạc Sơn) là nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, thơm, ngon, say nồng, mang hương vị đặc trưng riêng. Một món ăn khác được tạo nên từ gạo nếp nương là cơm lam Hòa Bình vừa dẻo, vừa thơm. Cách làm cơm lam ngày nay đã có một chút khác. Ngoài nguyên liệu chính là gạo nếp, người Mường còn thêm vào ít nước cốt dừa để khi ống cơm lam nướng chín trên bếp than, bếp củi, hương thơm từ ống tre, nứa bánh tẻ hòa quyện cùng mùi thơm ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt bùi của gạo nếp, tạo thành món ăn hết sức ấn tượng. Nói đến ẩm thực dân tộc Mường, thật thiếu sót nếu không nhắc đến mâm cỗ lá. Thưởng thức mâm cỗ lá, thực khách không chỉ cảm nhận hương vị đặc biệt của các món ăn chấm với muối hạt dổi, mà còn tìm thấy trong đó tình cảm mộc mạc, chân thành của con người thông qua cách bày cỗ; cảm nhận được văn hóa, phép tắc thông qua cách bày biện, trân trọng thức ăn trên mâm cỗ... Đến với tỉnh Hòa Bình vào những ngày đầu xuân năm mới, du khách không chỉ được tham dự Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, mà còn được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống, đặc sản của người Mường do các nghệ nhân thực hiện. Tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), phần thi văn hóa ẩm thực luôn thu hút đông đảo du khách. Đồng chí Bùi Thị Trang, công chức Văn hóa - xã hội xã Phong Phú cho biết: "Mỗi đơn vị tham gia phần thi văn hóa ẩm thực mang đến những món ăn độc đáo, đậm bản sắc. Nếu như xã Quyết Chiến nổi tiếng với rau su su, củ cải thì xã Suối Hoa có đặc trưng là món cá hay xã vùng cao Ngổ Luông mang đến rượu ngô…”. Ẩm thực dân tộc Mường đã góp phần làm nên vùng đất Hòa Bình đậm đà bản sắc văn hóa. Linh Nhật

Mâm cỗ lá là đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân tộc Mường. Theo Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng di sản văn hóa Mường, ẩm thực dân tộc Mường rất phong phú, đa dạng với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đặc trưng. Những món ăn, thức uống đều khai thác từ các sản vật tự nhiên. Một số món ăn đặc trưng như: măng đắng chấm với chẩm chéo, gà nấu măng chua hạt dổi, chả rau đáu, rau sắng, củ mài… Người Mường cũng sử dụng nhiều loại gia vị gồm: hành, tỏi, gừng, đặc biệt là hạt dổi, một số nơi sử dụng thêm mắc khén. Trong ẩm thực, người Mường có câu nói đúc kết được kinh nghiệm hay, sâu sắc: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới/ Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà/Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối/Săn trong rừng được thú, được chim/Đi hái, đi tìm, được rau, được quả”… Văn hóa ẩm thực của người Mường Hòa Bình được tạo nên từ những món ăn dân dã, đơn giản, gần gũi, mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng cũng không kém phần độc đáo, hấp dẫn. Nói đến sự độc đáo của ẩm thực xứ Mường, chắc hẳn du khách không khỏi tò mò và thích thú với rượu cần. Đây là loại rượu trứ danh được làm từ men lá. Mường Vang (Lạc Sơn) là nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, thơm, ngon, say nồng, mang hương vị đặc trưng riêng. Một món ăn khác được tạo nên từ gạo nếp nương là cơm lam Hòa Bình vừa dẻo, vừa thơm. Cách làm cơm lam ngày nay đã có một chút khác. Ngoài nguyên liệu chính là gạo nếp, người Mường còn thêm vào ít nước cốt dừa để khi ống cơm lam nướng chín trên bếp than, bếp củi, hương thơm từ ống tre, nứa bánh tẻ hòa quyện cùng mùi thơm ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt bùi của gạo nếp, tạo thành món ăn hết sức ấn tượng. Nói đến ẩm thực dân tộc Mường, thật thiếu sót nếu không nhắc đến mâm cỗ lá. Thưởng thức mâm cỗ lá, thực khách không chỉ cảm nhận hương vị đặc biệt của các món ăn chấm với muối hạt dổi, mà còn tìm thấy trong đó tình cảm mộc mạc, chân thành của con người thông qua cách bày cỗ; cảm nhận được văn hóa, phép tắc thông qua cách bày biện, trân trọng thức ăn trên mâm cỗ... Đến với tỉnh Hòa Bình vào những ngày đầu xuân năm mới, du khách không chỉ được tham dự Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, mà còn được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống, đặc sản của người Mường do các nghệ nhân thực hiện. Tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), phần thi văn hóa ẩm thực luôn thu hút đông đảo du khách. Đồng chí Bùi Thị Trang, công chức Văn hóa - xã hội xã Phong Phú cho biết: "Mỗi đơn vị tham gia phần thi văn hóa ẩm thực mang đến những món ăn độc đáo, đậm bản sắc. Nếu như xã Quyết Chiến nổi tiếng với rau su su, củ cải thì xã Suối Hoa có đặc trưng là món cá hay xã vùng cao Ngổ Luông mang đến rượu ngô…”. Ẩm thực dân tộc Mường đã góp phần làm nên vùng đất Hòa Bình đậm đà bản sắc văn hóa. Linh Nhật

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/174663/hap-dan-am-thuc-xu-muong.htm