Hiện trạng Vành đai 1 - nơi không có xe máy xăng từ tháng 7/2026

Đường Vành đai 1 có vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km, tuyến đường này dự kiến áp dụng quy định không có môtô, xe máy chạy xăng từ ngày 1/7/2026.

Ngắm tuyến Vành đai 1 cấm xe máy xăng từ tháng 7/2026 Đường Vành đai 1 có vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km, tuyến đường này dự kiến áp dụng lệnh cấm mô tô, xe máy chạy xăng từ ngày 1/7/2026.

 Toàn cảnh dự án đường Vành đai 1. Ảnh: Google Maps.

Toàn cảnh dự án đường Vành đai 1. Ảnh: Google Maps.

 Vành đai 1 Hà Nội là trục chính đô thị kết nối từ đông sang tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội với tổng chiều dài 7,2 km. Vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km, là nơi sinh sống thường xuyên của khoảng 600.000 người. Trong ảnh là ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, điểm bắt đầu đường Vành đai 1.

Vành đai 1 Hà Nội là trục chính đô thị kết nối từ đông sang tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội với tổng chiều dài 7,2 km. Vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km, là nơi sinh sống thường xuyên của khoảng 600.000 người. Trong ảnh là ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, điểm bắt đầu đường Vành đai 1.

 Trong ảnh là tuyến đường Trần Khát Chân. Theo quy hoạch, tuyến đường Vành đai 1 sau khi hoàn thành sẽ bao gồm các tuyến đường phố bao quanh, khép kín khu vực nội đô, vùng lõi của thủ đô Hà Nội. Phạm vi tuyến đường đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

Trong ảnh là tuyến đường Trần Khát Chân. Theo quy hoạch, tuyến đường Vành đai 1 sau khi hoàn thành sẽ bao gồm các tuyến đường phố bao quanh, khép kín khu vực nội đô, vùng lõi của thủ đô Hà Nội. Phạm vi tuyến đường đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

 Tuyến phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn với điểm nhấn là hầm chui Kim Liên và đi qua công viên Thống Nhất.

Tuyến phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn với điểm nhấn là hầm chui Kim Liên và đi qua công viên Thống Nhất.

Hiện tuyến phố này được quy hoạch đồng bộ, đáp ứng 8-10 làn xe. Các hạng mục cầu vượt, cầu đi bộ, hầm chui được hoàn thiện để đáp ứng lưu lượng phương tiện tăng đột biến trong giờ cao điểm.

Hiện tuyến phố này được quy hoạch đồng bộ, đáp ứng 8-10 làn xe. Các hạng mục cầu vượt, cầu đi bộ, hầm chui được hoàn thiện để đáp ứng lưu lượng phương tiện tăng đột biến trong giờ cao điểm.

 Nối tiếp đường Vành đai 1 là đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục có chiều dài 2,2 km, đang được thi công và triển khai giải phóng mặt bằng.

Nối tiếp đường Vành đai 1 là đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục có chiều dài 2,2 km, đang được thi công và triển khai giải phóng mặt bằng.

 Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, chạy song song với đường Đê La Thành. Dự án được phê duyệt từ tháng 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng chậm tiến độ và được lùi đến năm 2025.

Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, chạy song song với đường Đê La Thành. Dự án được phê duyệt từ tháng 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng chậm tiến độ và được lùi đến năm 2025.

 Chạy dọc dự án này là đường Đê La Thành đoạn từ Hoàng Cầu đến Voi Phục, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông bởi cung đường nhỏ hẹp. Việc hoàn thành đường Vành đai 1 sẽ làm giảm áp lực giao thông trên đoạn đường này.

Chạy dọc dự án này là đường Đê La Thành đoạn từ Hoàng Cầu đến Voi Phục, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông bởi cung đường nhỏ hẹp. Việc hoàn thành đường Vành đai 1 sẽ làm giảm áp lực giao thông trên đoạn đường này.

 Công tác giải phòng mặt bằng đang được thành phố gấp rút triển khai. Nếu hoàn thành tuyến Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

Công tác giải phòng mặt bằng đang được thành phố gấp rút triển khai. Nếu hoàn thành tuyến Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

 Tiếp đó là tuyến đường Cầu Giấy - Bưởi, đi qua công viên Thủ Lệ và có tuyến đường sắt Metro Nhổn - Ga Hà Nội chạy qua.

Tiếp đó là tuyến đường Cầu Giấy - Bưởi, đi qua công viên Thủ Lệ và có tuyến đường sắt Metro Nhổn - Ga Hà Nội chạy qua.

 Đường Bưởi có chiều dài 2,2 km, bắt đầu từ ngã tư Cầu Giấy đi qua ngã ba Cống Vị đến cuối đường Hoàng Hoa Thám. Chạy song song với đường Bưởi là tuyến đường Vành đai 2.

Đường Bưởi có chiều dài 2,2 km, bắt đầu từ ngã tư Cầu Giấy đi qua ngã ba Cống Vị đến cuối đường Hoàng Hoa Thám. Chạy song song với đường Bưởi là tuyến đường Vành đai 2.

 Đây là một trong những tuyến đường chính dẫn tới cầu Nhật Tân - hướng đi sân bay Nội Bài.

Đây là một trong những tuyến đường chính dẫn tới cầu Nhật Tân - hướng đi sân bay Nội Bài.

 Tiếp nối Vành đai 1 từ đường Bưởi là đường Lạc Long Quân, chạy qua hồ Tây. Đây là tuyến đường gần các khu đô thị, dự án bất động sản đắt đỏ như Lotte Mall Tây Hồ, Ciputra, Heritage West Lake, Skyline West Lake...

Tiếp nối Vành đai 1 từ đường Bưởi là đường Lạc Long Quân, chạy qua hồ Tây. Đây là tuyến đường gần các khu đô thị, dự án bất động sản đắt đỏ như Lotte Mall Tây Hồ, Ciputra, Heritage West Lake, Skyline West Lake...

 Tiếp nối vòng tròn khép kín đường Vành đai 1 là ngã ba đường Lạc Long Quân - Âu Cơ và chạy thẳng đến Nghi Tàm - Yên Phụ.

Tiếp nối vòng tròn khép kín đường Vành đai 1 là ngã ba đường Lạc Long Quân - Âu Cơ và chạy thẳng đến Nghi Tàm - Yên Phụ.

 Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm, đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân dài 3,7 km, thuộc dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên giai đoạn hai, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, tổng vốn 815 tỷ đồng. Tháng 10/2024, Hà Nội đã tổ chức thông xe dự án nâng cấp đường Âu Cơ - Nghi Tàm.

Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm, đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân dài 3,7 km, thuộc dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên giai đoạn hai, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, tổng vốn 815 tỷ đồng. Tháng 10/2024, Hà Nội đã tổ chức thông xe dự án nâng cấp đường Âu Cơ - Nghi Tàm.

 Trục đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư thuộc Vành đai 1 chạy sát khu vực phố cổ Hà Nội, đi qua nhiều địa điểm văn hóa, du dịch và các công trình nổi tiếng như cầu Long Biên, Chương Dương...

Trục đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư thuộc Vành đai 1 chạy sát khu vực phố cổ Hà Nội, đi qua nhiều địa điểm văn hóa, du dịch và các công trình nổi tiếng như cầu Long Biên, Chương Dương...

 Theo nội dung chỉ thị của Thủ tướng, Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn môtô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1. Từ ngày 1/1/2028, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực Vành đai 1 và Vành đai 2. Quyết sách sẽ tác động đến một vùng có diện tích khoảng 31,5 km2, nơi sinh sống của gần 600.000 người và phạm vi di chuyển của hàng triệu người tại Hà Nội.

Theo nội dung chỉ thị của Thủ tướng, Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn môtô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1. Từ ngày 1/1/2028, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực Vành đai 1 và Vành đai 2. Quyết sách sẽ tác động đến một vùng có diện tích khoảng 31,5 km2, nơi sinh sống của gần 600.000 người và phạm vi di chuyển của hàng triệu người tại Hà Nội.

Đinh Hà

Nguồn Znews: https://znews.vn/hien-trang-vanh-dai-1-noi-khong-co-xe-may-xang-tu-thang-72026-post1568804.html