Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường thể hiện ước vọng một Năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đầu tiên, nghi thức rước thần Kapila quanh chính điện 3 vòng để làm lễ mừng năm mới.
Bun Chôl Chnăm Thmây - Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết vào năm mới hay lễ chịu tuổi được tổ chức hàng năm vào các ngày 13,14 và 15 tháng 4. Nếu là năm nhuận thì tổ chức vào ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch.
Tượng thần Mara Prưm là biểu tượng tín ngưỡng của người Khmer.
Sau nghi thức rước thần Kapila sẽ đến lễ Tam Bảo cùng các Chư Tăng tụng kinh Cầu an năm mới thực hiện trong Chánh điện.
Các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất và mang tính tổng hợp nhất của đồng bào Khmer. Chất nông nghiệp thấm đẫm trong niềm tin Phật giáo và Bàlamôn giáo.
Lễ hội mừng Năm mới này được tổ chức theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là “Năm mới".
Tết Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ tết mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là của các cư dân nông nghiệp trồng lúa điển hình ở Đông Nam Á, trong đó đồng bào Khmer Nam bộ có một hệ thống lễ hội gắn chặt với vòng đời cây lúa.
Tiếp đó sẽ tới lễ đắp núi cát, gọi là Puôn - phnum - khsach. Mọi người cùng nhau đắp núi cát để mong muốn tích phúc, an lành cho năm mới.
Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở điều xấu, nhắc nhở mọi người tích phúc, đức ngày một cao lớn như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.
Cuối cùng, nghi thức tắm Phật bằng nước ướp hương, gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ để sang năm mới mọi sự được như ý.
Tất cả bà con cùng tham gia tắm Phật để tỏ lòng biết ơn đức Phật và gột rửa những điều không may mắn của năm cũ, lấy may cho năm mới.
Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn:
Nguyễn Hải